24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vương Tiến Thành
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hàng hóa tuần qua: Giá thép giảm lần thứ năm liên tiếp, khí đốt tăng gần 22% trong một ngày vì nổ trạm tại Mỹ

Giá thép giảm đến hơn 300.000 đồng/tấn từ ngày 6/6.

Giá thép giảm hơn 300.000 đồng/tấn và là lần thứ năm liên tiếp trong hơn 20 ngày

Nhiều doanh nghiệp thép hạ giá sản phẩm từ chiều 6/6 và là lần giảm thứ năm liên tiếp trong hơn ba tuần.

Sau điều chỉnh Hòa Phát tại miền Bắc giảm cùng giảm 300.000 đồng/tấn đối với thép CB240 và D10 CB300, xuống còn 16,95 triệu đồng/tấn và 17,51 triệu đồng/tấn. Tại miền Nam, giá hai loại trên cũng giảm 300.000 đồng/tấn, xuống còn 16,95 triệu đồng/tấn và 17,41 triệu đồng/tấn.

Với thương hiệu thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 hạ theo thứ tự là 300.000 đồng/tấn và 310.000 đồng/tấn xuống 16,92 triệu đồng/tấn và 17,42 triệu đồng/tấn.

Với Việt Đức ở khu vực miền Bắc, CB240 và D10 CB300 sau điều chỉnh còn 16,82 triệu đồng/tấn và 17,47 triệu đồng/tấn, với mức giảm lần lượt 300.000-310.000 đồng/tấn.

Từ ngày 11/5 đến 6/6, các công ty thép có năm lần hạ giá liên tiếp với tổng mức giảm hơn 2 triệu đồng/tấn. Cụ thể, CB240 và CB300 của Hòa Phát ở miền Bắc giảm lần lượt 2,04 triệu đồng/tấn và 1,58 triệu đồng/tấn. Cùng hai loại trên, thép Việt Ý giảm lần lượt 1,97 triệu đồng/tấn và 1,57 triệu đồng/tấn. Kể từ ngày 6/6, giá thép trong nước đi ngang. (Xem thêm)

new-project-2849-2325-1654858520.jpg data-natural-width640

Diễn biến giá thép Hòa Phát đến ngày 10/6. Nguồn: Steel Online

Giá khí đốt tăng thẳng đứng sau vụ nổ trạm tại Mỹ

Một vụ nổ lớn xảy ra vào khoảng 11h40 ngày 8/6 tại trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của công ty Freeport LNG trên đảo Quintana, cách thành phố Houston, bang Texas của Mỹ khoảng 100 km về phía nam. Do vụ hỏa hoạn, cơ sở hóa lỏng của Freeport LNG phải ngừng hoạt động và sẽ ngừng hoạt động trong ít nhất 3 tuần.

Trạm Freeport hóa lỏng cung cấp khoảng 2 tỷ feet khối khí tự nhiên mỗi ngày, tương đương 16% ​​lượng xuất khẩu của Mỹ.

Trong bối cảnh các nước châu Âu tăng nhập LNG từ Mỹ và các nước khác để giảm phụ thuộc hoặc bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ Nga, hỏa hoạn tại Freeport LNG có thể ảnh hưởng đến nguồn cung.

Sau vụ việc trên, giá khí đốt tại Anh là 158 xu Anh/therm (2 USD/therm), tăng 21,6% so với ngày trước đó. Giá khí đốt tại châu Âu là 85 euro/mwh (91 USD/mwh), tăng 7% so với ngày trước đó. (Xem thêm)

Giá dầu vượt 120 USD/thùng

Giá dầu tăng trên 2% trong phiên giao dịch 8/6 trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ tiếp tục tăng cao và triển vọng nhu cầu dầu mỏ tại Trung Quốc được cải thiện.

Giá dầu Brent tương lai tăng 3,01 USD, tương đương 2,5%, lên 123,58 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 2,7 USD, tương đương 2,3% lên 122,11 USD/thùng.

Iran cho biết nước này sẽ gỡ bỏ hai camera của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại một cơ sở sản xuất dầu uranium sau khi cơ quan giám sát các vấn đề hạt nhân của Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết chỉ trích quốc gia này khi không thể giải thích về sự xuất hiện của dầu uranium tại một số địa điểm không khai báo.

Quyết định này làm gia tăng căng thẳng giữa quốc gia Trung Đông này với Mỹ và nhiều quốc gia khác đang tham gia đàm phán chương trình hạt nhân. Các lệnh trừng phạt được dự báo tiếp tục được áp dụng và dầu mỏ của Iran sẽ không sớm được bơm ra thị trường. (Xem thêm)

Giá một hóa chất tăng thẳng đứng

Toluene hay còn gọi là phenylmethan, hóa chất làm dung môi hòa tan sơn, cao su... tại Trung Quốc ngày 9/6 là 9.030 nhân dân tệ/tấn (1.350 USD/tấn), tiếp tục tăng 2,6% so với ngày trước đó. Trong một tuần qua, giá mặt hàng này tăng gần 12%.

new-project-3383-4994-1654858520.jpg data-natural-width640

Diễn biến giá toluene tại Trung Quốc. Nguồn: Sunsirs

Axit sulfuric - hóa chất dùng để sản xuất phân bón, là 1.088 nhân dân tệ/tấn (162 USD/tấn), tăng 1,9% so với ngày trước đó.

Giá lưu huỳnh, nguyên liệu trong sản xuất phân bón, giảm 0,3% xuống 3.963 nhân dân tệ/tấn (592 USD/tấn) nhưng vẫn cao hơn 40% so với thời điểm giữa tháng 3.

Photpho vàng giữ nguyên với 38.666 nhân dân tệ/tấn (5.783 USD/tấn). Giá mặt hàng này theo xu hướng giảm từ giữa tháng 5 đến nay. Hiện giá thấp hơn giữa tháng 5 khoảng 3%. DAP cũng giữ nguyên với 4.200 nhân dân tệ/tấn (628 USD/tấn).

Giá ure nhích lên 0,2% và giao dịch ở 3.231 nhân dân tệ/tấn (483 USD/tấn). Từ giữa tháng 5, giá ure có xu hướng giảm và hiện thấp hơn khoảng 2% so với đỉnh. (Xem thêm)

Một số tin tức khác

Bloomberg đưa tin UAE - thành viên chủ chốt của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) - cho rằng giá dầu sẽ còn thiết lập kỷ lục mới. Nguyên nhân là nhu cầu ở Trung Quốc chuẩn bị phục hồi, làm thắt chặt hơn nữa thị trường dầu toàn cầu vốn đang chao đảo vì nguồn cung khan hiếm. Những bình luận của UAE như một lời thừa nhận rằng việc OPEC+ (OPEC và đồng minh) đạt thỏa thuận nâng sản lượng sẽ không có tác động quá lớn đối với chi phí năng lượng, vốn đã tăng vọt trong năm nay. (Xem thêm)

Bộ trưởng Thương mại Indonesia Muhammad Lutfi mới đây cho biết chính phủ nước này sẽ giảm thuế suất cố định và trần thuế xuất khẩu dầu cọ thô từ mức 575 USD/tấn hiện nay xuống còn 488 USD/tấn nhằm khuyến khích xuất khẩu. Indonesia – quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới - đã cho phép tiếp tục xuất khẩu dầu cọ sau lệnh cấm kéo dài ba tuần, song tiến độ đã bị chậm lại do các thủ tục hành chính, khiến các bể chứa của các nhà máy dầu cọ luôn đầy. Trong khi đó, nông dân phàn nàn rằng giá quả cọ dầu tươi vẫn ở mức thấp do các nhà máy hạn chế thu mua. (Xem thêm)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/6 cho biết, Ukraine sẽ không xuất khẩu than đá và khí đốt sang các nước khác. Ông cảnh báo, nước này sẽ phải đối mặt với mùa đông “khó khăn nhất” trong 30 năm qua, do cuộc xung đột với Nga vẫn đang tiếp diễn. “Với tình hình hiện tại do cuộc xung đột với Nga, mùa đông tới thực sự sẽ là mùa đông khó khăn nhất từ trước đến nay. Trong thời điểm này, chúng ta sẽ không xuất khẩu khí đốt và than đá. Tất cả sản lượng trong nước sẽ tập trung đáp ứng nhu cầu của người dân”, Tổng thống Zelensky cho biết trong video được đăng tải trên trang Telegram cá nhân. (Xem thêm)

Tại kỳ họp Quốc hội ngày 9/6, đại biểu Hà Nội tiếp tục chất vấn Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và đặt vấn đề về thời gian Ngân hàng Nhà nước báo cáo với Chính phủ để sửa Nghị định 24. Đại biểu đánh giá cao việc điều hành, quản lý để chống vàng hóa trong thời gian qua nhưng đặt câu hỏi việc độc quyền thương hiệu SJC liệu có dẫn đến giá vàng SJC cao như hiện nay. Đại biểu phản ánh vàng miếng không phải thương hiệu SJC giá trên 54 triệu đồng/lượng, thấp hơn SJC khoảng 15 triệu đồng/lượng.

Giải đáp chất vấn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết thương hiệu SJC được ưa chuộng từ trước Nghị định 24. Trong quá khứ, thị trường vàng gây ra nhiều hệ lụy và bất ổn nền kinh tế. Chính phủ đã ra Nghị định 24, chống vàng hóa và thực hiện cho đến nay. Chính sách đã cho thấy hiệu quả. Nhiều năm nay, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định. (Xem thêm)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
85,300 N -1,300 (-1.50%)
69.21 +0.27 (+0.40%)
3,299.00 -7.00 (-0.21%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả