Hai đoạn cao tốc Bắc - Nam chậm tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải sẽ mạnh tay xử lý nhà thầu vi phạm
Hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và Vĩnh Hảo - Phan Thiết đang chậm 6-8% giá trị hợp đồпg so với kế hoạch. Bộ Giao thông vận tải sẽ kiên quyết xử lý các nhà thầu vi phạm hợp đồng...
Cập nhật tình hình thực hiện dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện nay, 1 dự án thành phần đoạn Cao Bồ - Mai Sơn hoàn thành đầu năm nay, 10 dự án đang triển khai thi công xây dựng.
Lũy kế khối lượng xây lắp hoàn thành đến nay khoảng 31,1% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 1,41% so với kế hoạch, với 8 dự án đáp ứng và cơ bản đáp ứng tiến độ và 2 dự án chậm so với kế hoạch.
Ì ẠCH 2 DỰ ÁN THÀNH PHẦN
Theo đó, thứ nhất, dự án Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc phạm vi 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với tổng chiều dài khoảng 49,3km hiện chậm 6,79% giá trị hợp đồng so với kế hoạch.
Nguyên nhân chậm tiến độ được đánh giá do doanh nghiệp dự án rất hạn chế về năng lực trong công tác quản lý, điều hành, chậm trễ trong công tác lựa chọn nhà thầu. Các nhà thầu chậm trễ huy động nhân sự, máy móc, thiết bị để triển khai thi công.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu chủ đầu tư dự án phải ý thức được trách nhiệm với dự án quan trọng của quốc gia, khẩn trương kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp dự án. Đồng thời, chỉ đạo các nhà thầu phải khẩn trương bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị để triển khai thực hiện, lập tiến độ tổng thể, chi tiết bù đắp tiến độ bị chậm, kế hoạch từng tháng, từng tuần và kiểm soát tiến độ thực hiện hằng tuần đối với từng gói thầu.
Nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguồn vật liệu đất đắp nền thiếu khoảng 2,46 triệu m3. Các nhà thầu chưa đẩy nhanh tiến độ theo yêu cầu.
"Trong tuần này, lãnh đạo Bộ sẽ làm việc với lãnh đạo cấp cao của các nhà thầu thi công dự án để yêu cầu các nhà thầu ký cam kết hoàn thành các gói thầu đúng tiến độ, huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công bù đắp khối lượng chậm tiến độ đảm bảo hoàn thành các gói thầu, dự án đúng tiến độ cam kết", Bộ Giao thông vận tải cho biết.
Bộ sẽ kiên quyết xử lý đối với các nhà thầu vi phạm tiến độ như cắt chuyển khối lượng, bổ sung thầu phụ, xem xét không cho tham gia các dự án do Bộ Giao thông vận tải quản lý trong thời gian tới...
Đáng lưu ý, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 3, các đơn vị của Bộ phối hợp với các địa phương giải quyết được 4,16 triệu m3 đất.
"Các địa phương cũng đang tích cực tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, dự kiến sẽ cơ bản cung cấp đủ nguồn vật liệu đắp nền đường trong tháng 3 với khoảng 8,43 triệu m3 đất đắp tại 5 dự án thành phần", Bộ Giao thông vận tải thông tin.
Bên cạnh đó, liên quan đến việc bàn giao mặt bằng, tái định cư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1, Cục Quản lý xây dựng & Chất lượng công trình giao thông cho biết, khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại khoảng 0,102km/652,86km chưa bàn giao mặt bằng và 01/83 khu tái định cư chưa hoàn thành.
Về di dời hạ tầng kỹ thuật, hiện còn 201/735 vị trí đường điện, 7.121m/40.232m đường ống nước và 11.398/91.828m cáp viễn thông chưa di dời nhưng không ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án. Ngoài ra, vẫn còn các tồn tại, vướng mắc một số hộ dân kiến nghị về bồi thường, hỗ trợ, chưa nhận đất tái định cư; một số mồ, mả chưa di dời…
KHẨN TRƯƠNG TIẾN ĐỘ CHUẨN BỊ GIAI ĐOẠN 2
Đối với giai đoạn 2021 - 2025, theo báo cáo của các Ban Quản lý dự án, đến này việc triển khai dự án cơ bản đang bám sát theo kế hoạch.
Tuy nhiên, khối lượng công việc còn lại phải hoàn thành để đảm bảo đủ điều kiện phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án còn rất lớn như thủ tục lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước hai vụ; lập, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; lập phê duyệt khung chính sách giải phóng mặt bằng; giám sát đầu tư cộng đồng; lập hồ sơ, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy; đánh giá tác động đến các dự án có liên quan.
Vì vậy, cần có sự triển khai quyết liệt, có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị.
Ngay sau khi có Nghị quyết 18 ngày 11/2/2022 về triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông vận tải ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan trực thuộc và các Ban Quản lý dự án, các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết.
Đồng thời, thành lập Tổ thẩm định dự án và văn bản chấp thuận định hướng một số nguyên tắc, giải pháp thiết kế lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế hình học và cắm cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới.
Hiện có 9/12 tỉnh có văn bản thỏa thuận hướng tuyến và công trình trên tuyến, 03 tỉnh còn lại là Bình Định, Hậu Giang, Kiên Giang; Quân khu 4, Quân khu 5 đang xin ý kiến Bộ Quốc phòng để có văn bản trả lời về hướng tuyến đi qua các khu vực đất và công trình quốc phòng.
Các Ban Quản lý dự án cùng tư vấn lâm nghiệp làm việc với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên & Môi trường, Chi cục Kiểm lâm của 7/7 tỉnh có rừng và 12/12 tỉnh có đất lúa để cung cấp hướng tuyến, ranh giải phóng mặt bằng, đồng thời phối hợp trong công tác triển khai hiện trường. Các đơn vị xác định các vị trí cần điều tra và tiến hành đi thực địa.
Dự kiến sẽ hoàn thành hồ sơ chuyển mục đích cử dụng rừng và trình thẩm định trước ngày 20/3. Công tác thống kê diện tích đất rừng và đất trồng lúa nước 2 vụ cho dự án dự kiến hoàn thành 18/3, đồng thời hoàn thành báo cáo gửi Bộ Tài nguyên & Môi trường thẩm định trước 31/3. Các công tác khảo sát địa hình, địa chất và thủy văn đươc yêu cầu hoàn thành trước 31/3.
Với công tác bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng đợt 1, đến nay, các ban trình hồ sơ thiết kế cơ bản khoảng 174,8 km/12 dự án. Đến ngày 15/3, Bộ Giao thông vận tải chấp thuận kết quả thẩm định và bàn giao cho địa phương được 133,8 km/12 dự án, còn lại 41km trình nhưng chưa đủ điều kiện để chấp thuận.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đánh giá, hiện nay áp lực công việc vô cùng lớn, vừa đảm bảo tiến độ thi công giai đoạn 1 nhưng phải đảm bảo tiến độ, chất lượng công tác triển khai dự án giai đoạn 2. Tiến độ rất gấp rút nhưng chất lượng phải là ưu tiên hàng đầu, phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Các cơ quan đơn vị liên quan, đặc biệt là giám đốc các Ban Quản lý dự án phải quản lý tình hình triển khai tại hiện trường, phải nắm bắt đánh giá đầy đủ những thông tin, biến động ảnh hưởng đến dự án để kịp thời điều chỉnh kế hoạch triển khai chi tiết. Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và vật liệu cho dự án. Bộ sẽ kiên quyết xử lý các nhà thầu vi phạm hợp đồng, mục tiêu phải đảm bảo tiến độ hoàn thành trước mắt 4 dự án hoàn thành trong năm 2022.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận