menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bình Minh

Gói phục hồi kinh tế: "Chưa tung ra bất động sản đã sốt, tiền tệ quá mờ nhạt"

Đánh giá cao dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, song các đại biểu Quốc hội vẫn chưa hết quan ngại.

Lo ngại bong bóng bất động sản, nợ xấu

Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) thừa nhận: Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với rất nhiều đề xuất kiến nghị rộng, bao trùm đúng trọng tâm, phù hợp với bối cảnh điều kiện của Việt Nam và kinh tế thế giới. Những nội dung đưa ra tương đối sát với thực tiễn và đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch.

Tuy nhiên, đại biểu Bắc Giang vẫn “quan ngại” 5 yếu tố khi đề cập đến gói chính sách tài khóa, tiền tệ theo đề xuất của Chính Phủ. Thứ nhất là các cân đối vĩ mô, trong đó đặc biệt là lạm phát. Hiện lạm phát chúng ta thấp những cũng không thể coi thường. Vấn đề là tổ chức thế nào để đảm bảo an toàn nợ công, lạm phát là nghệ thuật của Chính phủ - đại biểu Quốc hội nêu vấn đề. Thứ hai, là vấn đề về nợ xấu. Đây là vấn đề hiện hữu bởi trong các khoản nợ được cơ cấu lại nợ, đã có những khoản là nợ xấu, vì vậy nếu không thận trọng sẽ trở thành nợ xấu như cách đây 5 năm. Quan ngại thứ ba và quan ngại này hiện nay đã hiện hữu đó là đầu cơ, bong bóng bất động sản, chứng khoán.

“Chưa tung hỗ trợ thị trường chứng khoán đã sốt, giá bất động sản tăng mạnh. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp vì chi phí thuê mặt bằng, ảnh hưởng hấp dẫn đầu tư. Trong khi đó, quy mô bất động sản lớn nhưng không được sử dụng nhiều dẫn tới lãng phí. Không chỉ là giá bất động sản, chứng khoán cũng “rất nóng”. Vì vậy khi có hỗ trợ sẽ lo ngại bong bóng”, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh. Thứ 4, quan ngại về lãng phí và thất thoát.

Theo vị đại biểu này, cùng với chi tiêu luôn tiềm ẩn về thất thoát, tham nhũng, riêng đầu tư công còn liên quan đến hiệu quả... Nếu như chúng ta không làm tốt, gánh nặng thất thoát lãng phí sẽ đổ lên nền kinh tế và chịu hậu quả chính là nền kinh tế. Thứ 5, dư địa thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển đầu tư công bị thu hẹp.

Từ đó, vị này đề nghị Chính phủ trong quá trình điều hành thực hiện chương trình phục hồi phải đảm bảo linh hoạt, bố trí nguồn lực làm sao hiệu quả nhất, tăng hệ số an toàn về nợ công, kiểm soát được lạm phát. Có biện pháp nâng cao giám sát, tránh thất thoát, ngăn ngừa đầu cơ, bong bóng bất động sản, chứng khoán.

Gói tiền tệ phục hồi kinh tế quá mờ nhạt

Gói phục hồi kinh tế: "Chưa tung ra bất động sản đã sốt, tiền tệ quá mờ nhạt"
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai). Ảnh: QH

Nêu quan điểm của mình, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cũng đánh giá cao quy mô của gói hỗ trợ lần này. Đây là gói hỗ trợ lớn nhất trong lịch sử, tôi đánh giá cao gói hỗ trợ này.

Tại kỳ họp bất thường của Quốc hội diễn ra sáng nay (4/1), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo tờ trình, quy mô gói hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế có giá trị khoảng 350.000 tỷ đồng, Trong đó, hỗ trợ tài khóa khoảng 291.000 tỷ đồng, hỗ trợ tiền tệ khoảng 46.000 tỷ đồng, hỗ trợ qua các quỹ khác 10.000 tỷ đồng và một số khoản khác. Chương trình này được áp dụng chủ yếu trong 2 năm 2022-2023.

Tuy nhiên, quy mô hỗ trợ bố trí thế nào cho phù hợp là điều vị đại biểu này quan tâm. Về tính cân đối giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, theo ông An gói chính sách tiền tệ có phần “mờ nhạt”. “Trong đề án, gói tài khóa 291.000 tỷ, tiền tệ không thể hiện rõ. Chúng ta không đặt ra cân bằng giữa quy mô của 2 chính sách nhưng gói chính sách tiền tệ không đạt kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp. Vai trò của chính sách tiền tệ phải tăng cường thêm”, đại biểu An nhấn mạnh.

Cũng theo ông An, ngay trong gói tài khóa đầu tư cho hạ tầng khá lớn so với tổng quy mô của gói này, bao gồm 103.000 tỷ chi cho giao thông và 14.000 tỷ cho y tế. Hay như trong 103.000 tỷ chi cho giao thông có tới 72.000 tỷ cho cao tốc Bắc – Nam. Chúng ta phải hài hòa lại nguồn vốn – theo ông An.

Về đầu tư cho y tế, đại biểu lo ngại nếu không cẩn thận và chuẩn bị kỹ lưỡng, có thể dẫn tới sai phạm trong mua sắm, đầu tư về y tế. Chung quy lại, phải chú ý đến hiệu quả khi sử dụng nguồn vốn, đặc biệt là đầu tư công.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại