menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hà Ngọc Linh

Giao dịch bất động sản bằng giấy viết tay, người mua có thể "mất cả chì lẫn chài"

Các chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư khi giao dịch mua bán bất động sản có thể gặp rủi ro bằng giấy tay và sự chủ quan vội vã 'xuống tiền'.

Từ đầu năm 2022 đến nay, dòng tiền "rót" vào thị trường bất động sản đất nền liên tục được nhà đầu tư mạnh tay chi tiền khiến cho giá đất ở nhiều địa phương trên cả nước tăng lên chóng mặt.

Theo các chuyên gia đánh giá, tình trạng "sốt" đất lan rộng ra nhiều địa phương có một phần nguyên nhân đến từ dịch Covid-19, nền kinh tế bị ảnh hưởng, nỗi lo lạm phát và đặc biệt là lĩnh vực chứng khoản, đầu tư tài chính không còn là mảnh đất màu mỡ của các nhà đầu tư.

Do đó, nhiều người tìm đến bất động sản làm nơi trú ẩn, coi bất động sản là kênh đầu tư an toàn nên đã mạnh tay chi tiền. Cơn sốt ngày càng xuất hiện ở khắp các tỉnh thành trên cả nhước như: Hà Nội, TP.HCM, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Hải Phòng...

Nhận định về tình trạng "sốt" đất bùng nổ tại nhiều phương, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Công ty nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng: "Các địa phương đang "sốt" đất là do các nhà đầu tư chạy theo thông tin về quy hoạch hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị mới".

Trước đây, việc "sốt" đất chỉ diễn ra ở phạm vi các thành phố lớn như TP.Hà Nội, TP.HCM, đến nay, tình trạng này đã len lỏi về nông thôn, thậm chí là miền núi cũng sốt đất mạnh mẽ.

Ông Tuấn bày tỏ lo ngại nhất là tình trạng thổi giá đất lên cao, tại một số địa phương giá đất đang ở mức khá cao, có nơi tăng 2 đến 3 lần so với thời điểm mua vào cuối năm 2021. Đặc biệt, nhà đầu tư đổ dồn về các vùng khu vực đồi núi, vùng cao để "săn" mua đất.

Giao dịch bất động sản bằng giấy viết tay, người mua có thể "mất cả chì lẫn chài"

Trước đây, việc "sốt" đất chỉ diễn ra ở phạm vi các thành phố lớn như TP.Hà Nội, TP.HCM, đến nay, tình trạng này đã len lỏi về nông thôn, thậm chí là miền núi cũng sốt đất mạnh mẽ. Ảnh: Thế Anh

Trao đổi với PV, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết, khi tình trạng "sốt" đất bùng nổ ở nhiều địa phương kéo theo nhiều vụ việc tranh chấp đất đai, thậm chí nhà đầu tư còn gặp nhiều rủi ro khi giao dịch bất động sản".

Luật sư Bình chỉ ra những rủi ro khi đi mua đất nền, giao dịch mua bán bất động sản mà nhà đầu tư có thể gặp phải như trường hợp do nhà đất thiếu giấy tờ pháp lý là sổ hồng, hay sổ đỏ nên bên bán thường đưa ra giải pháp giao dịch mua bán bất động sản bằng giấy viết tay và hứa hẹn sẽ bổ sung giấy tờ sau.

Chính từ việc mua bán bằng giấy viết tay và sự chủ quan, thiếu hiểu biết của nhà đầu tư cũng như nhận được giá hời mà người mua vội vã "xuống tiền". Tuy nhiên, khi người mua xuống tiền với hình thức giấy viết tay tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể "mất cả chì lẫn chài". Vì vậy, người dân khi đi mua bán bất đống ản cần hết sức lưu ý khi giao dịch nhà đất.

Giao dịch bất động sản bằng giấy viết tay, người mua có thể "mất cả chì lẫn chài"

Luật sư Diệp Năng Bình. Ảnh: L.S

Theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai thì việc chuyển nhượng nhà đất bắt buộc phải lập thành văn bản, phải được công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, bên mua có trách nhiệm liên hệ với cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản để thực hiện thủ tục trước bạ sang tên.

"Việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay là không đúng theo quy định pháp luật, do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tham gia giao dịch", Luật sư Bình cho biết.

Nhà đầu tư trả hết tiền nhưng quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bên chuyển nhượng trong trường hợp ở Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định:

Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính".

Theo quy định trên, việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi đăng ký vào sổ địa chính. Nếu chuyển nhượng nhà đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau mà không công chứng hoặc chứng thực hợp đồng sẽ không đủ điều kiện đăng ký biến động, khi không đăng ký biến động thì việc chuyển nhượng chưa có hiệu lực.

Việc chuyển nhượng chưa có hiệu lực dẫn tới tình trạng bên nhận chuyển nhượng đã trả hết tiền nhưng nhà đất vẫn thuộc về bên chuyển nhượng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả