Giải ngân vốn đầu tư công đang thấp hơn năm trước
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công quý I/2023 chỉ đạt khoảng 10% kế hoạch và có tới 30 bộ và cơ quan Trung ương chưa giải ngân vốn, nhiều địa phương đạt tỷ lệ giải ngân trên 30%.
Điểm sáng Tiền Giang
Thống kê của Bộ Tài chính cho biết, hết quý I/2023, ước giải ngân vốn đầu tư công cả nước thấp hơn cùng kỳ năm trước, khi mới đạt 9,69% kế hoạch và đạt 10,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ước thanh toán kế hoạch vốn năm 2023 từ đầu năm đến ngày 31/3 là 73.192 tỷ đồng. Cả nước có 2 bộ, 15 địa phương giải ngân đạt trên 15%. Trong đó, tỉnh Tiền Giang cao nhất (31,1%), Bến Tre (30,05%), Điện Biên (24,67%), Đồng Tháp (22,93%), Lâm Đồng (20,78%)...
Năm 2023, tỉnh Tiền Giang được Thủ tướng Chính phủ giao trên 4.954 tỷ đồng vốn đầu tư công, địa phương giao thêm 360 tỷ đồng. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh phải giải ngân năm 2023 trên 5.314 tỷ đồng. Quý I/2023, tỉnh giải ngân được 1.653 tỷ đồng, đạt 31,1% tổng kế hoạch vốn được giao và đạt trên 33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Tỉnh Tiền Giang đã đồng loạt triển khai nhiều công trình đầu tư trọng điểm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như kết nối vùng, liên vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Dự án Dự án kênh Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công bước vào giai đoạn hoàn thiện. cầu Vàm Giồng trên đường tỉnh 864 chạy dọc sông Tiền; dự án 6 cống ngăn mặn thông ra sông Tiền trên đường tỉnh 864; dự án đầu tư xây mới Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh...
Tuy nhiên, vẫn có 49/52 bộ, cơ quan Trung ương và 24/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 9%. Đáng quan ngại, có tới 30 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn gồm: Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học công nghệ...
PGS, TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, bên cạnh việc nguồn vốn chưa được phân bổ tại một số bộ, ngành, địa phương, nhiều dự án vẫn gặp vướng trong giải phóng mặt bằng; khó khăn về nguồn vật liệu, ảnh hưởng tiến độ, khối lượng nghiệm thu giải ngân vốn và các doanh nghiệp chờ đợi điều chỉnh giá từ cơ quan chức năng.
Cần giải pháp mới
Theo các chuyên gia kinh tế, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào nhóm 20% số dự án chiếm khoảng 80% số vốn để ưu tiên giải ngân. Cả hệ thống chính trị cần chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, mới đẩy nhanh được tiến độ xây dựng các dự án xây dựng.
Hà Nội đặt mục tiêu đến hết tháng 6/2023 giải ngân đầu tư công đạt từ 40 - 45% kế hoạch (năm 2023 đạt 95 - 100%), nhưng thực tế, vướng mắc giải phóng mặt bằng đang cản trở mục tiêu này. Mặc dù cao hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng con số 4.300 tỷ đồng giải ngân đầu tư công của Hà Nội quý I/2023 vẫn chưa đạt kế hoạch. Hiện thành phố có tới 98 dự án xây dựng vướng mắc. “Phải đưa công tác giải phóng mặt bằng vào tiêu chí chung của các quận, huyện để nêu gương trách nhiệm, thúc tiến độ giải ngân”, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ.
Năm 2023 được nhìn nhận là năm của đầu tư công nhằm vực lại nền kinh tế, nhưng tổng kết quý 1/2023, tình hình đầu tư công của TP Hồ Chí Minh khá thấp, mới chỉ đạt khoảng 2% tổng số vốn được giao. Điều này buộc thành phố phải có giải pháp đẩy mạnh đầu tư công, gỡ khó cho doanh nghiệp trong các quý còn lại. “Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đang kỳ vọng vào các giải pháp mới của thành phố và Chính phủ trong việc xúc tiến, đẩy mạnh đầu tư công thời gian tới. Đầu tư công mạnh mẽ sẽ giúp cho doanh nghiệp gỡ khó những là tổng vốn đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh trong quý 1/2023, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2022. vấn đề hiện tại, đặc biệt là ngành xây dựng trong xử lý hàng tồn kho và nhân công”, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh chia sẻ.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa yêu cầu các ban, ngành chiếm tỷ lệ đầu tư công lớn, các công trình trọng điểm, các chủ đầu tư thường xuyên cập nhật tiến độ, đôn đốc để giải quyết. Đối với các dự án trọng điểm, cần có giao ban hàng tuần, thậm chí hàng ngày để cập nhật được các khó khăn vướng mắc, phối hợp giải quyết... Đề cập giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Phan Trọng Tấn cho biết, tỉnh quy rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; lấy chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá xếp loại chất lượng công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị. Tỉnh Phú Thọ cũng kịp thời điều chuyển vốn của các dự án chậm tiến độ sang các dự án trọng điểm, có tiến độ thực hiện nhanh; tăng cường phân cấp, tăng tính chủ động cho các huyện, thị xã trong thực hiện thủ tục đầu tư, đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường