menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thúy Quỳnh

Giá xăng dầu hôm nay 25/7: Giá dầu giằng co mạnh khi nỗi lo nguồn cung lại "nóng"

Giá xăng dầu hôm nay 25/7: Giá dầu thô giằng co mạnh trong phiên giao dịch sáng nay khi đồng USD yếu hơn và lo ngại nguồn cung dầu thắt chặt lại “nóng” lên.

Sau khi giảm mạnh vào cuối tuần trước, giá dầu đầu giờ sáng hôm nay đã quay đầu đi lên khi đồng USD yếu hơn và lo ngại nguồn cung dầu thắt chặt lại “nóng” lên...

Giá xăng dầu hôm nay 25/7: Dầu thô giằng co mạnh về giá

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 25/7/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 95,16 USD/thùng, tăng 0,46 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 104,00 USD/thùng, tăng 0,80 USD/thùng trong phiên.

Tuy nhiên, ghi nhận lúc 12h21, giá dầu lại quay đầu giảm, dầu thô ngọt nhẹ WTI đứng ở mức 93,73 USD/thùng, giảm 1,02%; dầu Brent xuống 102, 32 USD/thùng, giảm 0,85% trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 25/7: Giá dầu giằng co mạnh khi nỗi lo nguồn cung lại "nóng"

Giá xăng dầu hôm nay 25/7

Giá xăng dầu hôm nay 25/7: Giá dầu giằng co mạnh khi nỗi lo nguồn cung lại "nóng"

Giá xăng dầu hôm nay 25/7

Giá dầu ngày 25/7 tăng nhẹ đầu giờ sáng trong bối cảnh thị trường ghi nhận đồng USD yếu hơn so với tuần trước khi gần như Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm vào cuộc họp chính sách dự kiến diễn ra tới đây.

Tuần trước, giá dầu thô đã được hỗ trợ mạnh bởi thông tin Fed sẽ không tăng lãi suất quá 100 điểm phần trăm.

Giá dầu sáng sớm hôm nay tăng còn do lo ngại nguồn cung thắt chặt hơn khi đã xuất hiện tín hiệu cho thấy Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đang có thay đổi về chính sách phòng chống dịch Covid-19.

Trước đó, chính quyền nhiều thành phố, trung tâm thương mại, công nghiệp lớn của Trung Quốc cũng đã phát đi thông tin về việc sẽ triển khai các biện pháp nhằm hỗ trợ, kích thích tiêu dùng trong nước. Điều này cũng làm “nóng” lên nhu cầu tiêu thụ dầu, vốn đã giảm trong tháng 6/2022, sẽ phục hồi mạnh.

Một yếu tố nữa, theo nhiều chuyên gia, nguồn cung 1,2 triệu thùng/ngày của Libya sẽ khó ổn định khi mà các cuộc xung đột ở thủ đô nước này vẫn đang diễn ra.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, đà tăng của giá dầu hôm nay cũng bị hạn chế đáng kể bởi việc EU đã thực hiện “nới lỏng” lệnh trừng phạt với dầu thô Nga nhằm tránh nguy cơ về một cuộc khủng hoảng năng lượng.

Theo các nhà phân tích, đồng bạc xanh tiếp tục trượt giá cùng với kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chỉ tăng 0,75% lãi suất tại cuộc họp tới chính là “đòn bẩy” cho giá “vàng đen” tiến về phía trước.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, đà tăng của giá dầu hôm nay cũng bị hạn chế đáng kể bởi việc EU đã nới lỏng lệnh trừng phạt với dầu thô Nga nhằm tránh nguy cơ về một cuộc khủng hoảng năng lượng. Giá dầu trưa này đã quay đầu giảm nhẹ.

Được biết, Liên minh châu Âu (EU) đang tiềm kiếm nguồn cung khí đốt bổ sung từ Nigeria để chuẩn bị cho khả năng nguồn cung dầu của Nga giảm.

EU nhập khẩu 14% tổng nguồn cung LNG từ Nigeria và có khả năng tăng hơn gấp đôi con số này.

Sản lượng dầu và khí đốt ở Nigeria đang bị hạn chế do tình trạng trộm cắp và phá hoại đường ống, khiến nhà máy sản xuất khí đốt Nigeria LNG Ltd tại Đảo Bonny chỉ hoạt động với 60% công suất.

Hôm 20/7, EC cho biết các nước thành viên của khu liên minh nên giảm 15% việc sử dụng khí đốt từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau. Mục tiêu ban đầu sẽ là tự nguyện, nhưng sẽ trở thành bắt buộc nếu Ủy ban ban bố tình trạng khẩn cấp.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, Bộ Công Thương vừa có quyết định điều hành giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm 21/7.

Theo đó, cơ quan quản lý yêu cầu doanh nghiệp đầu mối giảm giá bán xăng dầu. Cụ thể như sau: Giá bán lẻ xăng E5 RON 92 giảm 2.710 đồng, giá bán ra từ 15 giờ ngày 21/7 về mức 25.070 đồng/lít. Xăng RON 95 là 26.070 đồng, giảm 3.600 đồng.

Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm: Dầu diesel giảm 1.740 đồng, còn 24.850 đồng/lít. Dầu hoả giảm 1.100 đồng/lít, còn 25.240 đồng/lít. Dầu mazút giảm 2.380 đồng, giá còn 16.540 đồng/kg.

Trong khi đó, mức trích vào quỹ vẫn giữ như kỳ điều hành trước. Theo đó, mức trích Quỹ với xăng E5 RON92 và RON95-III là 950 đồng/lít; dầu diesel là 550 đồng; dầu hoả 700 đồng; và mazút là 950 đồng/kg.

Đây là kỳ giảm giá thứ 3 liên tiếp của giá xăng, dầu trong nước từ đầu tháng 7 đến nay.

Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 25/7 như sau: Xăng RON 95-V từ mức 30.350 đồng/lít xuống còn 26.750 đồng/lít; xăng RON 95-III từ mức 29.670 đồng/lít xuống còn 26.070 đồng/lít ; xăng sinh học E5 RON 92 từ mức 27.780 đồng/lít xuống còn 25.070 đồng/lít; dầu diesel tiêu chuẩn Euro 5 từ mức 27.590 đồng/lít xuống còn 26.830 đồng/lít; dầu hỏa từ mức 26.340 đồng/lít xuống còn 25.240 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 25/7: Giá dầu giằng co mạnh khi nỗi lo nguồn cung lại "nóng"

Đây là kỳ giảm giá thứ 3 liên tiếp của giá xăng, dầu trong nước từ đầu tháng 7 đến nay.

Tính đến 15h00 ngày 21/7, Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex đã dương 53,3 tỷ đồng so với mức âm 140 tỷ đồng của lần điều chỉnh giá trước đó (ngày 11/7). Như vậy sau nhiều tháng âm liên tiếp, quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex đã có khoản dư 53,3 tỷ đồng.

Như vậy, tổng mức giảm giá xăng đến nay đã gần 7.000 đồng/lít, tương đương khoảng 20% so với thời điểm cuối tháng 6 vừa qua. Điều này khiến cho người dân và doanh nghiệp vui mừng bởi chi phí cho xăng dầu giảm, đồng nghĩa với gánh nặng lên vai đã nhẹ bớt, có thể kích cầu tiêu dùng trong thời gian tới. Theo đánh giá của chuyên gia, giá xăng dầu giảm mạnh không chỉ giúp người dân được hưởng lợi trực tiếp từ giá xăng mà còn có thể hưởng lợi gián tiếp từ việc giảm giá các loại hàng hóa, dịch vụ.

Chính phủ, các Bộ ngành có thể tiếp tục đề xuất mạnh việc giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt để giá xăng giảm xuống nữa, giúp giá cả thị trường, chi phí giảm, doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh.

Giá dầu thế giới còn rất khó dự báo, có thể giảm trong kỳ điều hành này, nhưng sẽ quay trở lại tăng vào thời gian tới. Do vậy, các Bộ, ngành cần tiếp tục tính toán, cân nhắc và đề xuất các giải pháp để giảm thuế trên xăng dầu, từ đó giảm giá xăng dầu, góp phần tác động mạnh hơn tới giảm giá nhiều mặt hàng tiêu dùng...

Được biết, giá xăng RON 95 tối đa có thể hạ 4.500 đồng về 25.000 đồng/lít nhưng cơ quan điều hành chỉ giảm 3.600 đồng do vẫn trích Quỹ bình ổn.

Ở kỳ điều hành này, xăng RON 95-III giảm 12%, E5 RON 92 hạ 10% so với cách đây 10 ngày, nhưng mức này vẫn thấp hơn đà giảm của thế giới (13-15%).

Trong khi đó, nhà điều hành vẫn duy trì mức trích lập vào Quỹ bình ổn như cách đây 10 ngày là 950 đồng/lít với E5 RON 92, RON 95-III và dầu mazut; dầu diesel là 550 đồng. Đây là lần thứ hai liên tiếp cơ quan quản lý duy trì mức trích lập vào quỹ "mạnh tay" như vậy.

Theo tính toán, cùng với giảm thuế bảo vệ môi trường, nếu không phải trích lập gần 1.000 đồng mỗi lít xăng vào quỹ, giá xăng RON 95-III đã có thể hạ hơn 4.500 đồng/lít. Tương tự, E5 RON 92 đã có thể giảm khoảng 3.600 đồng/lít; dầu diesel gần 2.300 đồng.

Thực tế, giá xăng dầu hiện vẫn cao hơn 1.900-2.100 đồng so với hồi tháng 1/2022. Người dân và doanh nghiệp kỳ vọng giá sẽ giảm sâu hơn, giúp họ ổn định đời sống, phục hồi sản xuất sau dịch bệnh.

Liên quan đến điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính mới đây đã đề xuất giảm một nửa mức thuế suất nhập khẩu xăng. Cụ thể, Bộ này có công văn gửi Bộ Tư pháp lấy ý kiến thẩm định về dự án nghị định sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống còn 10%.

Bộ Tài chính cũng báo cáo Thủ tướng cho phép trước mắt tách nội dung giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với xăng để ban hành một nghị định riêng theo trình tự, thủ tục rút gọn và có thể áp dụng ngay.

Đánh giá số thu ngân sách nếu đề xuất trên được áp dụng, Bộ Tài chính cho hay cơ bản sẽ không có nhiều tác động đến thu ngân sách nhà nước.

Như vậy, sau 19 đợt điều chỉnh, giá xăng vẫn tăng tới trên 30% do ảnh hưởng bởi giá dầu thô thế giới liên tục leo thang. Tuy nhiên, việc điều chỉnh thuế đã giúp giá xăng dầu trong nước phần nào hạ nhiệt.

Kể từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 19 đợt điều chỉnh trong đó có 13 đợt tăng, 6 đợt giảm. Sau một chuỗi ngày tăng nóng trong quý II/2022, giá xăng đã có 3 đợt giảm liên tiếp trong tháng 7 nhờ việc điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường và giá dầu thế giới hạ nhiệt. Giá xăng hôm 21/7 có mức giảm sâu nhất kể từ đầu năm đến nay.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

82.79

+2.03 (+2.51%)

Biểu đồ mã Crude Oil WTI
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả