Giá trị nền tảng văn hoá doanh nghiệp
Mình đưa ra đề xuất một trong những giá trị cốt lõi (GTCL) quan trọng của Interloka là yếu tố tinh thông của chuyên gia (mastership). Khi theo đuổi mô hình kinh doanh tư vấn chuyên sâu (boutique agency) về chiến lược thương hiệu, đây là một giá trị cốt lõi rất cần và phù hợp, nhất là với tầm nhìn trở thành agency dẫn đầu về lĩnh vực này. Ý kiến phản biện muốn nói rằng để được gọi là chuyên gia chỉ có nhà sáng lập, còn các thành viên chưa đủ tiêu chí.
Đây là phản biện hay, đụng chạm đến 02 vấn đề lớn dễ gây nhầm lẫn với nhiều doanh nghiệp khi họ nói về văn hoá doanh nghiệp.
{1} Giá trị cốt lõi là kết quả (result) hay động cơ (motive) để trở thành phương châm hành động?
{2} Văn hoá doanh nghiệp có phải chỉ là văn hoá của người đứng đầu?
Cộng sự của mình nói "Mastership đúng với anh, không phải của bọn em" là thể hiện sự trung thực, khiêm tốn về bản thân. Nhưng ở góc nhìn khác, mình muốn các bạn thoát khỏi cái khung mặc định rằng chuyên gia về thương hiệu không dành cho các bạn. Mình nói với các bạn rằng, chúng ta không nên vỗ ngực mình là chuyên gia. Để trở thành chuyên gia đòi hỏi nhiều thứ lắm. Kiến thức là đại dương, chúng ta là giọt nước. Ngay cả mình đây hơn 10 năm ròng rã làm nghề tư vấn chuyên nghiệp trình độ cao mình cũng khá ngại khi người khác gọi mình là chuyên gia.
"Power of Mastership". Trước tiên cần có khát khao trở thành người giỏi, người tinh thông. Còn mức độ giỏi đến đâu, giỏi cái gì tuỳ từng vị trí. Không nhất thiết phải giỏi toàn diện. Nhưng không thể không giỏi thứ gì. Không nhất thiết phải tinh thông trí tuệ ngay. Nhưng không thể làm mãi mà không giỏi một kỹ năng nào đó, một sở trường nào đó. Không nhất thiết phải khát khao điều to tát ghê gớm gì. Nhưng cần phải có khát khao thể hiện bản thân trong lĩnh vực mình làm.
"Power of mastership" muốn nhấn mạnh tinh thần khao khát trở thành người giỏi, tinh thông dẫn đầu trong lĩnh vực thương hiệu. Không có động cơ mãnh liệt này, làm sao để hiện thực hoá tầm nhìn dẫn đầu của một agency theo mô hình boutique? Không chỉ CEO, mà cả team cần có khao khát này. GTCL (core value) không chỉ là kết quả đã hình thành, GTCL là động cơ để đạt mục tiêu tầm nhìn. Tất nhiên điều kiện để được gọi là GTCL cần được phân tích kỹ về năng lực thay vì chỉ dựa vào ý chí chủ quan. Đó mới là sứ mệnh của văn hoá doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của người đứng đầu khi niềm tin cá nhân của họ phù hợp để hiện thực hoá mục tiêu tầm nhìn của tổ chức.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường