Giá than và quặng - Thứ khiến lợi nhuận sau thuế của HPG giảm mạnh
Sáng nay, HPG đã công bố KQKD quý 2, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 4k tỷ. Chắc ai muốn thì cũng có thể tính ra doanh thu quý này của HPG bằng cách áng chừng giá thép x sản lượng HPG công bố trên web từ đầu tháng 7. Nhưng lợi nhuận thì khác, bị ảnh hưởng nhiều bởi giá vốn. Mà 80% giá vốn sản xuất thép là quặng sắt và than cốc.
Mình tham khảo nguồn từ báo cáo Trung Quốc, google và đi hỏi thì ra 3 công thức này:
Tại Trung Quốc: 0.5 tấn than cốc + 1.6 tấn quặng = 1 tấn thép thô
Tại châu Phi: 0.7 tấn than cốc + 1.8 tấn quặng = 1 tấn thép thô
Hòa Phát: 0.8 tấn than cốc + 1.7 tấn quặng = 1 tấn thép thô
THAN CỐC ~ 45% giá vốn
1. Tổng quan than cốc
Hiểu đơn giản, than cốc là than pha các tạp chất khác để dễ dàng tỏa nhiệt khi nung quặng. Than cốc được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất tại Trung Quốc, 80% than cốc tại TQ để sản xuất thép. Dù sản xuất nhiều nhưng Trung Quốc không chịu xuất khẩu, đang thiếu than. Vì vậy Việt Nam đành nhập tại Úc. Úc là nước xuất khẩu than cốc lớn nhất thế giới, chiếm 50% sản lượng xuất khẩu toàn cầu và chất lượng than tốt nhất thế giới. Từ hồi Úc và Trung Quốc cạch mặt nhau, giá than cốc của 2 nước không còn chạy giống nhau nữa (mặc dù vẫn đồng pha). Than trong nước chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu sản xuất, vẫn chủ yếu nhập, như HPG hầu như nhập hoàn toàn từ Úc.
==== Vì vậy khi nghiên cứu ngành thép Việt Nam, cụ thể là HPG, chỉ cần xem giá than cốc Úc là đủ.
2. Điều gì xảy ra với giá than cốc trong thời gian qua?
Giá than cốc cũng tăng mạnh trong các tháng đầu năm tạo đỉnh vào tháng 3/2022 ở mức 635 USD/tấn, tăng 60% so với đầu năm và tăng 4.4 lần so với cùng kỳ) do:
(1) Chiến tranh Nga - Ukraine khiến nguồn cung xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm do Nga là nước xuất khẩu than cốc lớn thứ 3 trên thế giới (sau Australia và Mỹ). Bên cạnh đó, than cốc và than đá có cùng 1 gốc. Chiến tranh Nga – Ukraina = Nga giảm xuất dầu sang EU = Nhu cầu than sưởi ấm thay thế dầu = Giá than đá tăng = giá than cốc tăng.
(2) Australia là nhà xuất khẩu than cốc lớn nhất thế giới. Lượng mưa kỷ lục tại miền Bắc Australia khiến một số mỏ bị lụt.
==== Trước kia mình nghe nói HPG né được giá cao của than nhưng có vẻ đúng là họ đã né được đỉnh, nhưng không tránh được trend, vẫn phải nhập giá cao để duy trì sản xuất. Nếu phải bốc số giá vốn than của HPG mình vẫn lấy trung bình 3-5 tháng, giá vốn HPG đã tăng 15% trong quý 2.
3. Dự báo giá thép
Bộ Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên Australia (DISR) dự báo, giá than cốc sẽ giảm dần từ nay đến cuối năm khi các mỏ lớn tại Úc đã khai thác trở lại. Theo DISR, giá than cốc sẽ giảm dần trong thời gian tới và đạt 220 USD/ tấn vào năm 2024.
QUẶNG SẮT ~ 35% giá vốn
1. Tổng quan quặng sắt
Quặng sắt là quặng thô để sản xuất thép. Với quặng thì phải nhìn giá Trung Quốc bởi Úc vẫn xuất quặng sang Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới và Úc là nước xuất khẩu quặng lớn nhất thế giới. Nên những biến động về giá sẽ phụ thuộc vào 2 quốc gia này.
2. Giá quặng tăng trong thời gian qua vì sao?
Giá quặng sắt tăng mạnh trong các tháng đầu năm tạo đỉnh vào tháng 3/2022 ở mức 120 USD/tấn (tăng gấp đôi so với thời điểm 11/2021) do: (1) Chiến tranh Nga - Ukraine khiến nguồn cung xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm do Ukraine là nước xuất khẩu quặng sắt lớn thứ 4 trên thế giới, (2) Australia là nhà xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới. Lượng mưa kỷ lục tại miền Bắc Australia khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu quặng sắt của nước này bị ngưng trệ.
3. Dự báo giá quặng
Đọc một số báo cáo của Trung Quốc, Trung Quốc đang thành lập 1 siêu doanh nghiệp thầu tất cả quặng đầu vào của Trung Quốc vào cuối năm nay, thay vì từng doanh nghiệp sản xuất thép đi nhập lẻ như trước. Mặc dù họ đã đề xuất việc này từ lâu rồi nhưng lần này có vẻ aggreesively hơn ===== Như vậy Trung Quốc sẽ có power cực lớn trong việc deal giá quặng. Trong khi các nhà sản xuất quặng lớn nhất thế giới khó bắt tay với nhau ==== áp lực giảm giá quặng.
Còn về dài hạn, Bộ Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên Australia (DISR) dự báo giá quặng sắt năm 2022 đạt trung bình 115 USD/tấn và đạt 85 USD / tấn vào năm 2023, 70 USD / tấn vào năm 2024. Nguyên nhân đến từ các nhà máy thép Trung Quốc, EU, Mỹ giảm sản lượng trong khi sản lượng quặng khai thác dự kiến sẽ tăng.
KẾT LUẬN:
Giá thép và quặng tăng mạnh và lập đỉnh trong các tháng cuối quý 1 và đầu quý 2 khiến giá vốn các doanh nghiệp sản xuất thép như HPG tăng mạnh, ảnh hưởng đến KQKD quý 2. Mặc dù đã giảm nhưng dư âm của nó sẽ còn tiếp tục trong quý 3, khi HPG và các DN sản xuất vẫn phải nhập hàng tồn kho để duy trì sản xuất. Dài hạn, Úc - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới dự báo giá quặng và than cốc đều giảm.
Nếu để nói cổ phiếu HPG rẻ chưa, thì đó là rẻ rồi. So với 2019, công suất hiện nay đã tăng gấp 3 lần, giá thép cũng đang ở nền cao hơn trong khi giá cổ phiếu chỉ tăng gấp đôi. Giảm thêm 4 giá nữa về book value, mua được doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu ngành chỉ với giá của một doanh nghiệp mới khởi nghiệp ngày hôm qua. Đây mới thực sự là vùng giá "mua để tích sản". Nhưng uptrend thì chưa thấy. Nếu phải trả lời đâu là đáy thì mình cứ pick trước: có thể là quý 3.
Wait and see.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận