menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Tuấn

Giá sách giáo khoa sẽ 'hạ nhiệt' khi được Bộ Tài chính định giá?

Nhằm ổn định giá bán, giảm gánh nặng cho các gia đình và kiểm soát, ngăn ngừa việc tăng giá vô tội vạ, Bộ Tài chính cho hay, sẽ đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hoá do nhà nước định giá.

Ngày 8/7, trao đổi với Tiền Phong, đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong Dự thảo Luật Giá sửa đổi vừa công bố, sách giáo khoa đã được đưa vào danh mục hàng hoá, dịch vụ do nhà nước định giá. Bộ Tài chính đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị quy định giá tối đa cho mặt hàng này.

Hiện nay, sách giáo khoa thuộc danh mục kê khai giá. Từ năm 2020 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần gửi văn bản đề xuất Bộ Tài chính bổ sung vào danh mục hàng hoá, dịch vụ do nhà nước định giá.

“Tại Dự thảo Luật giá sửa đổi, sách giáo khoa là mặt hàng do nhà nước định giá và do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giá tối đa”, đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết.

Theo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Luật Giá sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 tới (tháng 10/2022).

Tại bản "Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2021” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa được công bố, năm 2021, đơn vị này phát hành 164,6 triệu bản sách giáo khoa, đạt 140% so với kế hoạch. Tổng doanh thu đạt 1.828 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu chủ yếu từ phân phối sách giáo khoa và các khoản doanh thu khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngày 5/7, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Đức Thái, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, bằng hình thức cảnh cáo.

Ông Thái bị kỷ luật do vi phạm chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh, biên soạn, in ấn, kê khai, phát hành sách giáo khoa mới và thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy về kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết...

Chuyên gia Ngô Trí Long đánh giá, hiện nay, giá sách giáo khoa do nhà xuất bản tự kê khai và báo cáo với cơ quan quản lý để cơ quan quản lý nắm được. Khi đưa sách giáo khoa vào danh mục định giá, nhà xuất bản sẽ không còn kê khai giá mà do Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá và sau đó do cơ quan chức năng thẩm định.

“Trước tới nay, giá sách giáo khoa do nhà xuất bản độc quyền in ấn, phát hành nên thiếu sự cạnh tranh nên dẫn đến giá bán sách giáo khoa cao và tăng qua các năm. Việc đưa sách giáo khoa vào danh mục do nhà nước định giá sẽ giúp sách có giá bán hợp lý. Ví dụ, nếu nhà xuất bản kê khai giá, có thể chi phí từ 5 được nâng khống lên 7 cũng không ai biết. Tuy nhiên, khi đưa vào danh mục hàng hoá do nhà nước định giá, cơ quan chức năng sẽ kiểm soát chi phí, thẩm định chi phí xem hợp lý hay chưa”, ông Long phân tích.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả