Giá kim loại quý có thể phục hồi nhờ lực mua kỹ thuật
Trong phiên sáng, thị trường kim loại quý giảm nhẹ do sự phục hồi của đồng USD, khiến chi phí nằm giữ kim loại quý trở nên đắt đỏ hơn.
Vào sáng nay ngày 31/7, Tổng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) đã công bố báo cáo hoạt động sản xuất tiếp tục thu hẹp tháng thứ 4 liên tiếp trong tháng 7/2023, mặc dù có sự cải thiện hơn so với tháng trước.
Theo đó, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất của Trung Quốc đạt mức 49,3 điểm, tăng nhẹ so với mức 49 điểm trong tháng 6 và cao hơn một chút so với mức dự báo 49,2 điểm của các chuyên gia kinh tế.
Điều này cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn đang chịu nhiều sức ép, đòi hỏi Chính phủ Trung Quốc sẽ tung ra nhiều biện pháp kích thích mạnh hơn để vực dậy nền kinh tế.
Bên cạnh đó, theo dữ liệu chính thức từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) vừa công bố chiều nay, doanh số bán lẻ của Đức trong tháng 7 đã giảm 0,8% so với tháng trước, trái ngược với mức dự báo tăng 0,2% của các chuyên gia kinh tế.
Dữ liệu kinh tế yếu của Đức cho thấy nền kinh tế lớn nhất Châu Âu vẫn đang chịu nhiều áp lực từ chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).
Trong môitrường lãi suất cao, chi phí đi vay tăng lên làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân do lo ngại về khả năng chi trả, khiến doanh số bán lẻ bị sụt giảm.
Trong bối cảnh bức tranh kinh tế của các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Trung Quốc và Đức chưa mấy tích cực, giá của các mặt hàng kim loại quý như bạc và bạch kim có thể sẽ được hỗ trợ khi vai trò trú ẩn an toàn được thúc đẩy.
Ngoài ra, cũng trong chiều nay, các nhà đầu tư sẽ chờ đón báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 của khu vực đồng Euro (Eurozone). Các chuyên gia kinh tế đang dự đoán CPI tháng 7/2023 của Eurozone sẽ tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, hạ nhiệt từ mức tăng 5,5% của tháng trước.
Nếu dữ liệu thực tế cao hơn dự báo, cho thấy lạm phát tại Eurozone vẫn đang ở mức cao, điều này sẽ thúc đẩy ECB phải cứng rắn hơn đối với chính sách tiền tệ. Đồng EUR khi đó có thể sẽ được hỗ trợ, gây áp lực lên đồng USD, thúc đẩy giá kim loại quý. Ngược lại, nếu lạm phát hạ nhiệt đúng như dự báo, giá kim loại quý có thể sẽ gặp áp lực.
Về mặt kỹ thuật giá bạc, khung 4H, giá bạc sau khi tiệm cận vùng kháng cự 24,5 - 24,6 USD, giá đã điều chỉnh trở lại và đang tích lũy đi ngang quanh vùng 24,3 - 24,4 USD. RSI nằm dưới ngưỡng 50 và Stoch RSI vẫn đang cắt xuống cho thấy động lực giảm của giá vẫn còn. Tuy nhiên, RSI đã bắt đầu cho tín hiệu phân kỳ dương.
Nhiều khả năng giá bạc có thể sẽ sớm lấy lại được đà tăng. Nhà đầu tư có thể mở vị thế chờ mua tại mức giá 24,0 USD, với kỳ vọng chốt lời tại 24,5 USD và cắt lỗ khi giá giảm quá 23,8 USD.
Về mặt kỹ thuật giá bạch kim, khung 4H, giá bạch kim đã phá vỡ kênh xu hướng tăng khi giá giảm xuống gầy đường trendline dưới của kênh tăng. Giá đang bắt đầu có sự phục hồi sau khi test thành công vùng hỗ trợ cứng 925 - 930 USD. RSI đã đi vào vùng quá mua và Stoch RSI có xu hướng cắt lên.
Nhiều khả năng giá bạch kim có thể sẽ phục hồi trong thời gian tới. Nhà đầu tư có thể mở vị thế mua tại mức 925 USD, với kỳ vọng chốt lời tại mức 950 USD và cắt lỗ khi giá giảm quá 915 USD.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận