24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Kiều Trang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giá đường thế giới cao kỷ lục: Ấn Độ sẽ xem xét lại lệnh cấm

Sau giá gạo, đến lượt giá đường thế giới tăng "phi mã" trong bối cảnh Ấn Độ cấm xuất khẩu đường.

Ấn Độ sẽ xem xét lại lệnh hạn chế xuất khẩu đường trong thời gian tới

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), hiện tại, Ấn Độ đang áp dụng lệnh hạn chế xuất khẩu đường từ các nhà máy với hạn ngạch 6 triệu tấn đường trong niên vụ 2022-2023. Tuy nhiên tính đến nay, các nhà máy sản xuất đường của quốc gia này đã xuất khẩu 6,1 triệu tấn, cao hơn 100.000 tấn so với hạn ngạch.

Hàng năm, Chính phủ Trung ương đều lấy ý kiến của chính quyền các bang về tiêu dùng trong nước trước khi đưa ra kêu gọi về chính sách xuất khẩu đường.

Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA) vào đầu tháng 8 đã công bố ước tính sơ bộ về sản lượng đường cho niên vụ 2023-2024 ở mức 31,7 triệu tấn, so với 32,8 triệu tấn của niên vụ đang diễn ra.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia lo ngại gió mùa yếu trong tháng 8 do El Nino sẽ khiến sản xuất và sản lượng đường sẽ không như kỳ vọng.

Thống kê từ MXV, giá đường trắng tháng 10 sau phiên giao dịch ngày 29/8 đã tăng 2,18%, lên mức 724,9 USD/tấn.

Thông tin trên VOV, năm 2016, Ấn Độ áp thuế 20% đối với xuất khẩu đường để hạn chế doanh số bán ra nước ngoài. Theo Cơ quan Dự báo thời tiết Ấn Độ, lượng mưa tại các huyện trồng mía hàng đầu của bang Maharashtra và Karnataka – vốn chiếm hơn một nửa tổng sản lượng đường của Ấn Độ, đã thấp hơn tới 50% so với mức trung bình trong năm nay.

Ngoài ra, mưa thất thường và rải rác cũng sẽ làm giảm sản lượng đường trong niên vụ 2023-2024 và thậm chí làm giảm việc trồng trọt trong niên vụ 2024-2025.

Trong niên vụ 2023-2024 sản lượng đường của Ấn Độ có thể giảm 3,3% xuống 31,7 triệu tấn.

Tháng trước, Ấn Độ cũng đã gây bất ngờ khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati. Quốc gia này cũng đã áp đặt mức thuế 40% vào tuần trước đối với hành xuất khẩu nhằm cố gắng bình ổn giá thực phẩm vào cuối năm nay.

Giá đường thế giới cao kỷ lục: Ấn Độ sẽ xem xét lại lệnh cấm
Giá đường thế giới tăng cao. Ảnh minh họa.

Giá đường thế giới đạt mức cao nhất 10 năm

Việc cường quốc mía đường là Ấn Độ cấm xuất khẩu đường đã khiến nguồn cung trên thế giới suy giảm đáng kể, từ đó đẩy thị trường vào một cú sốc cung mới. Đỉnh điểm, giá đường thô thế giới ở mức 27,3 US Cent/pound, vượt đỉnh 10 năm, theo VTC News.

Đáng chú ý đối với Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo sản lượng đường cũng chỉ đạt 9 triệu tấn, thấp hơn 1 triệu tấn so với dự báo trước đó và thấp hơn 6,3% so với niên độ trước. Như vậy nhìn chung, lượng đường tồn kho trên thế giới dự kiến trong niên độ 2022 - 2023 sẽ giảm 13% so với niên độ trước, tạo áp lực khiến giá đường neo ở mức cao.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá đường thế giới đang tăng khá mạnh, đây được xem là giá cao nhất trong thập kỷ qua. Giá đường thế giới tăng cũng giúp giá đường trong nước tăng theo. Từ đó các nhà máy đường đã tăng công suất sản xuất. Thời gian tới sẽ có thêm một số nhà máy ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung trước đây tạm đóng cửa vì thiếu nguyên liệu sẽ hoạt động trở lại.

Trước bối cảnh giá đường trên thế giới tăng, tại Việt Nam cũng bắt đầu tăng theo đà của thế giới. Cụ thể, trong tháng 8/2023, giá đường trong nước đã tăng lên mức cao nhất vài năm trở lại đây, đạt từ 20.000 - 21.500 đồng/kg, tăng 12% so với thời điểm đầu năm và tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, đến ngày 28/8, có công ty đã thông báo giá đường kính trắng là 26.000 đồng/kg và đường tinh luyện là 27.000 đồng/kg.

Đặc biệt, trong bối cảnh giá đường đang "nóng" thì nhiều doanh nghiệp sản xuất mía đường đã hết niên vụ.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này trên báo VTC News, ông Trần Văn Kiên, Giám đốc nhà máy đường An Khê (Gia Lai), thuộc Tổng công ty mía đường Quảng Ngãi cho biết, niên vụ của doanh nghiệp ngành mía đường bắt đầu từ ngày 1/5 năm trước và kết thúc vào ngày 30/5 năm sau. “Dù biết giá đường thế giới và trong nước tăng cao nhưng hiện chúng tôi đang tập trung vào công tác sửa chữa, bảo dưỡng nhà máy, chung tay với người dân chăm sóc vườn mía để nâng cao sản lượng vào vụ ép mía năm 2023- 2024”, ông Kiên nói.

Chia sẻ với báo áo Công Thương ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hiệp hội Mía Đường Việt Nam (VSSA) cho hay, trước tình hình giá đường tăng cao, VSSA đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông tin về tình hình cung cầu đường năm 2023 và dự báo 2024; tham gia đề xuất ý kiến giải pháp điều hành nhập khẩu mặt hàng đường theo hạn ngạch thuế quan năm 2023 đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước, hài hòa lợi ích của người trồng mía, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Cụ thể trong báo cáo nêu rõ, trong vụ ép 2022 - 2023, ngành đường Việt Nam đã thực hiện mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía đến mức tương đương với các nước trong khu vực trong khi vẫn giữ giá đường ở mức tương đương và thấp hơn so với các nước sản xuất mía đường lân cận (bao gồm Philippines, Indonesia và Trung Quốc). Giá mía đường hiện nay là mức giá hợp lý đảm bảo được mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.

Trúc Chi (t/h)
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
24.04 -0.33 (-1.35%)
PTKT
21.49 +0.13 (+0.62%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả