Giá cả tại Mỹ và những diễn biến trái chiều
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, giá bán buôn tăng ít hơn dự kiến trong tháng 12/2021 nhưng vẫn thiết lập một mặt bằng mới vào thời điểm lạm phát đang ở mức cao nhất gần 40 năm qua.
Doanh số bán lẻ giảm
Theo báo cáo mới đây của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ tại Mỹ đã giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 12/2021 do giá cả tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu. Doanh số tháng 12/2021 đã giảm 1,9% so với tháng trước, tệ hơn đáng kể so với ước tính của Dow Jones là 0,1%. Chỉ riêng mặt hàng ô tô, doanh số bán hàng đã giảm 2,3%, một con số cũng cực thấp so với kỳ vọng tăng 0,3%. Chi tiêu trực tuyến vốn ảnh hưởng lớn nhất về tỷ trọng chi tiêu tổng thể cũng được các nhà bán lẻ báo cáo mức giảm là 8,7% trong tháng 12/2021. Cùng với đó, doanh số bán đồ nội thất và đồ trang trí trong nhà giảm 5,5% và hàng thể thao, cửa hàng âm nhạc và sách giảm 4,3%.
Nhà hàng và quán bar, vốn đạt mức tăng 41,3% vào năm 2021, dẫn đầu tất cả các ngành hàng, nay đã giảm 0,8% trong tháng đầu của năm mới 2022. Các trạm xăng với doanh số bán hàng tăng vọt 41% trong năm 2021, nhưng cũng đã giảm 0,7% trong tháng 12/2021.
Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong những ngày gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm lạm phát và đang dự kiến sẽ bắt đầu tăng lãi suất ngay từ tháng 3/2022. Chính quyền Tổng thống Biden đã cùng với các nhà lãnh đạo FED cho rằng việc tăng giá là do các yếu tố cụ thể của đại dịch như nhu cầu lớn về hàng hóa so với cung ứng và các vấn đề chuỗi logistics.
Giá bán buôn tăng
Cũng theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, giá bán buôn tăng ít hơn dự kiến trong tháng 12/2021 nhưng vẫn thiết lập một mặt bằng mới vào thời điểm lạm phát đang ở mức cao nhất gần 40 năm qua.
Chỉ số giá sản xuất đã tăng 0,2% trong tháng 12/2021, bằng một nửa so với ước tính 0,4% của Dow Jones. Tuy nhiên, tính trên cơ sở 12 tháng của năm 2021, chỉ số này đã tăng 9,7%, mức tăng cao nhất từ trước đến nay trong dữ liệu từ năm 2010.
Cùng với đó, tổng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào ngày 8/1/2022 là 230 nghìn, cao hơn khá nhiều so với ước tính là 200 nghìn và tăng đáng kể so với 207 nghìn của tuần trước. Chỉ số PPI được đưa ra ngay sau khi có chỉ số giá tiêu dùng, đo lường giá thanh toán khi thanh toán cho một loạt hàng hóa và dịch vụ hàng ngày, đã tăng 7% so với năm ngoái, mức tăng lớn nhất trong 12 tháng kể từ tháng 6/1982.
Không bao gồm thực phẩm, năng lượng và thương mại, PPI cốt lõi đã tăng 0,4% trong tháng 12/2021, dưới mức ước tính 0,5%. Giá cả đối với thực phẩm và năng lượng đều giảm trong tháng, lần lượt giảm 0,6% và 3,3%. Giá thương mại tăng 0,8% trong khi chi phí vận tải và kho bãi tăng 1,7%.
Giá hàng hóa thực tế đã giảm 0,4% nhưng điều đó được bù đắp bằng mức tăng 0,5% của dịch vụ. Đại dịch Covid đã làm cho nhu cầu hàng hóa tăng cao hơn nhiều, góp phần làm tăng lạm phát tiêu dùng.
Các quan chức của FED đang theo dõi chặt chẽ dữ liệu lạm phát và dự kiến sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với giá cả tăng và thị trường việc làm tiến gần hơn đến việc làm đầy đủ.
Về báo cáo thất nghiệp, tổng số công bố chưa điều chỉnh là hơn 419 nghìn lao động trong tuần đầu tháng 1/2022, tăng 6.250 so với tuần trước nhưng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch.
Ông Ian Shepherdson, Kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics cho biết, tốc độ sụt giảm yêu cầu bồi thường thất nghiệp trong một số tháng cuối năm 2021 là do mùa vụ thuận lợi và nhiều yếu tố khác. Các vấn đề theo mùa vụ sẽ tồn tại trong một hoặc hai tuần nữa, sau đó sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong chu kỳ mới. Tuy nhiên, lực lượng lao động tham gia sản xuất hiện vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch Covid.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận