menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Duy Công

Giá cà phê tăng: “Thiên thời” đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam

8 tháng đầu năm nay, cà phê của Việt Nam được xuất khẩu tới 38 thị trường khác nhau trên thế giới.

Giá cà phê biến động

Thị trường trong nước theo khảo sát, giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên diễn biến không đồng nhất. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh tăng 800 đồng/kg lên mức cao nhất cả nước, trong khi giảm 200 đồng/kg tại các địa phương khác. Cụ thể, giá cà phê 13/9 tại Lâm Đồng tăng 800 đồng/kg, lên mức 65.900 – cao nhất trong các địa phương khảo sát. Ngược lại, giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, xuống mức 65.300 đồng/kg – thấp nhất khu vực. Giá cà phê ngày 13/9 tại Đắk Lắk và Đắk Nông cùng giảm 200 đồng/kg, lần lượt xuống mức 65.600 đồng/kg và 65.800 đồng/kg, theo báo Đắk Nông.

Cà phê là cây trồng chủ lực của vùng đất Tây Nguyên thời gian qua vẫn còn thiếu bền vững. Theo đó, hiện các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, khuyến khích nông dân chuyển hướng sang các mô hình sản xuất cà phê chất lượng cao và nhất là cà phê đặc sản. Nhờ vậy, nhiều nông dân, hợp tác xã không chỉ thu về lợi nhuận cao, mà còn nâng tầm được giá trị thương hiệu của cà phê Tây Nguyên.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2023, lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang 2 thị trường chủ lực là EU và Hoa Kỳ giảm mạnh, lần lượt giảm 32,3% và 55% so với tháng 7; so với cùng kỳ năm trước lần lượt giảm 32,6% và 58,9%. Ngược lại, lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Anh và Indonesia tăng mạnh 49,3% và 393,3% so với tháng 7; so với cùng kỳ năm trước lần lượt tăng 53% và 41,5%.

Cụ thể khi tính lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU chiếm 37,9% tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, đạt 455,11 nghìn tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ tăng 11,1%, Algeria tăng 71,4%, Mexico tăng 45,6%, Hàn Quốc tăng 14,3%, Trung Quốc tăng 5,7% và đặc biệt Indonesia tăng tới 157,8%.

Nhìn chung tháng 8/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.963 USD/tấn, tăng 4,8% so với tháng 7/2023 và tăng 25,8% so với tháng 8/2022. Tính chung 8 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê đạt 2.459 USD/tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là tin vui đối với nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.

Giá cà phê tăng: “Thiên thời” đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam
Ảnh minh họa.

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, xuất khẩu cà phê vẫn còn cơ hội tăng trưởng trong thời gian tới

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái với khối lượng đạt 84.647 tấn, trị giá 258,5 triệu USD, giảm 22,3% về lượng và 16% về trị giá so với tháng trước.

Luỹ kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê đạt 1,2 triệu tấn, trị giá thu về gần 3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 5,4% về lượng nhưng tăng 3,1% về trị giá nhờ giá bán tăng cao. Như vậy, tổng lượng cà phê xuất khẩu trong 11 tháng đầu niên vụ 2022 – 2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 8/2023) đạt hơn 1,6 triệu tấn, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Dự báo tổng nguồn cung cà phê niên vụ này là 171,27 triệu bao, nhưng nhu cầu tiêu thụ lên tới 178,53 triệu bao, là cơ hội để tăng giá và kim ngạch xuất khẩu.

Thống kê từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa tuần giao dịch 4 - 11/9, giá hai mặt hàng cà phê ghi nhận mức giảm nhẹ, lần lượt 2,14% với Arabica và 3,02% với Robusta. Tồn kho cà phê trên Sở giao dịch hàng hóa liên lục địa (ICE) dù vẫn ở mức thấp nhưng bắt đầu có tín hiệu tích cực cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tại Brazil đã khiến giá suy yếu trong tuần này.

Cụ thể, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US nhận được 17.560 bao loại 60kg từ Brazil để chờ phân loại bổ sung, dù cho tổng lượng cà phê đang lưu trữ vẫn giảm 33.230 bao trong tuần vừa qua. Hàng được bổ sung từ Brazil đưa đến kỳ vọng có thể tạm thời gián đoạn đà của dữ liệu tồn kho sau khi đã chạm mức thấp nhất trong 10 tháng. Điều này cũng tạo niềm tin về việc đảm bảo đủ nguồn cung trên thị trường.

Tính chung cả tuần, tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU có sự khởi sắc khi tăng từ mức 33.630 tấn lên 35.280 tấn. Xuất khẩu cà phê Robusta được đẩy mạnh từ Brazil đã có tác động đến dữ liệu tồn kho.

Trong tháng 8, Brazil đã xuất khẩu khoảng 197.470 tấn, tăng mạnh 41,2% so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu từ chính phủ nước này.

Hơn nữa, việc chỉ số Dollar Index tăng lên mức cao nhất 6 tháng đã kéo tỷ giá USD/Brazil Real tăng gần 1% trong tuần qua. Chênh lệch tỷ giá gia tăng đã góp phần thúc đẩy nhu cầu bán hàng của nông dân nước này do thu đồng Real về nhiều hơn. Và việc nguồn cung đang sẵn có ngay sau vụ thu hoạch cũng khiến nông dân mạnh dạn trong việc xuất khẩu vụ mới.

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 7/2023 đạt 10,21 triệu bao, giảm 1,59% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng đầu niên vụ 2022/2023, đạt 103,74 triệu bao, giảm 5,72% so với cùng kỳ năm trước.

ICO giữ nguyên mức dự báo tổng nguồn cung cà phê niên vụ này là 171,27 triệu bao, tăng 1,7% so với niên vụ trước, nhưng nhu cầu tiêu thụ lên tới 178,53 triệu bao, tăng 1,66% so với niên vụ trước. Như vậy, vào niên vụ mới bắt đầu từ 1/10/2023, thế giới vẫn thiếu hụt 7,26 triệu bao. Dư địa tăng giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn tương đối dồi dào trong thời gian tới, theo TC Công Thương.

Cần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bền vững

Thông tin trên báo Chính Phủ, hiện tại, giá cà phê trong nước và quốc tế đang ở mức cao so với nhiều năm trở lại đây, tạo cơ hội để Việt Nam có thể duy trì mức kim ngạch xuất khẩu cà phê trên 4 tỷ USD. Định hướng về lâu dài chúng ta cần hướng tới các biện pháp mang tính bền vững hơn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt “Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030” với mục tiêu đến năm 2025 diện tích cà phê đặc sản của nước ta là 2% tổng diện tích, tương đương sản lượng ở mức 5.000 tấn và sẽ tăng lên tương ứng 3% và 11.000 tấn trong năm 2030.

Cụ thể, trong đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến 2025, diện tích cà phê đặc sản đạt 11.500 ha, chiếm khoảng 2% tổng diện tích cà phê cả nước. Đây được xác định là hướng đi bền vững, để có thể nâng cao giá trị cho cà phê Tây Nguyên, theo VTV.

Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê Việt Nam đang nhận được hỗ trợ tốt từ việc giá giao dịch và nội địa duy trì ở mức cao kỷ lục để hướng tới mục tiêu duy trì kim ngạch năm 2023 ở mức 4 tỷ USD. Đồng thời, chúng ta cần có những nhìn nhận lâu dài hơn vì sự phát triển bền vững của ngành.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại