Giá cà phê hôm nay 25/9: Tiếp tục tăng nhẹ, thị trường thế giới đảo chiều tăng sau 8 phiên giảm liên tiếp
Theo ghi nhận, giá cà phê nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên hôm nay tiếp tục tăng trung bình 100 đồng/kg ở một số nơi. Thị trường thế giới cũng ghi nhận tín hiệu tích cực, khi giá cà phê Arabica tại New York có phiên đảo chiều tăng sau 8 phiên gi
Giá cà phê trong nước
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 31.800 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê cùng ở mức 31.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 32.300 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê được thu mua với mức 32.200 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê thu mua ở mức 32.100 đồng/kg (Gia Nghĩa), 32.000 đồng/kg (Đắk R'lấp).
Tại tỉnh Gia Lai giá cà phê ở mức 32.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 32.100 đồng/kg. Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 32.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay, giá cà phê Robusta tại London tăng 5 USD/tấn (0,37%) giao tháng 11/2020 giao dịch ở mức 1.354 USD/tấn, giao tháng 1/2021 tăng 3 USD ở mức 1.368. Trong khi đó tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 có phiên hồi phục đầu tiên sau 8 phiên liên tiếp giảm, cụ thể tăng 0,35 cent/lb (0,32%) giao dịch ở mức 110.85 cent/lb, giao tháng 3/2021 tăng 0,4 cent/lb (0,36%) lên mức 112,65 cent/lb.
Dịch bệnh Covid-19 lần thứ hai đã kéo theo việc tiêu thụ cà phê tại nhà gia tăng do nhiều nước phải tái lập giãn cách xã hội. Điều này khiến tăng nhu cầu về cà phê Robusta, nguyên liệu chính để sản xuất cà phê hòa tan. Robusta được kỳ vọng sẽ còn cải thiện hơn nữa về giá khi Việt Nam - nhà sản xuất hàng đầu đang ở giai đoạn gối vụ.
Xu hướng trên cũng khiến Việt Nam - nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới – trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất của Nhật Bản, đẩy Brazil xuống vị trí thứ hai.
Việc Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 vào đầu tháng 4/2020 đã khiến các quán cà phê và nhà hàng trên toàn quốc phải đóng cửa, đồng thời buộc hãng Starbucks Coffee Japan phải tạm dừng kinh doanh tại gần 1.100 quán cà phê. Đây là một đòn giáng mạnh vào nhu cầu đối với cà phê Arabica.
Trong số hai loại hạt cà phê phổ biến nhất này, Arabica được nhiều người coi là cao cấp hơn về hương thơm, mùi vị và chất lượng tổng thể. Nó được sử dụng bởi hầu hết các quán cà phê và nhà hàng.
Ngược lại, nhu cầu đối với Robusta - loại cà phê rẻ hơn và có vị đắng hơn, thường được sử dụng trong các sản phẩm cà phê hòa tan - tăng mạnh do các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 khiến mọi người ở nhà. Theo công ty chế biến thực phẩm Ajinomoto AGF, nhu cầu đối với cà phê hòa tan đã tăng vọt. Doanh số bán các sản phẩm cà phê hòa tan trong quý II/2020 đã tăng khoảng 10% so với một năm trước đó.
Những thay đổi trong phong cách tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hạt cà phê chưa rang của Nhật Bản. Các số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1-7/2020, Việt Nam là nhà cung cấp hạt cà phê chưa rang nhiều nhất cho Nhật Bản. Nhật Bản đã nhập khẩu tổng cộng 67.392 tấn hạt cà phê chưa rang từ quốc gia Đông Nam Á, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, nhập khẩu cà phê từ Brazil, chủ yếu là cà phê Arabica, đã giảm 40% xuống còn 63.850 tấn. Đây là lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Brazil để trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận