Fed tăng lãi suất, các đồng tiền khác có số phận ra sao?
Các loại tiền tệ trên thế giới đã giảm mạnh so với đồng USD kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phát động chiến dịch tăng lãi suất. Nguyên nhân khiến mỗi đồng tiền mất giá cũng rất đa dạng, từ chính sách tiền tệ không phù hợp với chính sách của Fed đến lạm phát, thâm hụt thương mại, xung đột và trừng phạt.
Lãi suất cao đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu Mỹ và tiền gửi ngân hàng, khiến đồng đô la Mỹ ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Kết quả là, nhu cầu về đồng đô la Mỹ và kéo theo đó là giá đồng tiền này tăng mạnh.
Đồng thời, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, từ giá nhiên liệu, lương thực đến lạm phát và xung đột, dẫn đến tỷ giá hối đoái mất giá nhanh chóng. Theo thống kê, từ ngày 16/3/2022 đến ngày 28/8/2023, chỉ có 5 trong số 30 đồng tiền được khảo sát tăng giá so với đồng USD. 30 loại tiền tệ kể trên đã mất giá trung bình 9,4% so với đồng đô la Mỹ kể từ ngày 16/3/2022.
Từ khi Fed khởi động chiến dịch thắt chặt, tiền đồng (VND) của Việt Nam đã sụt giảm 5,1% so với USD, thấp hơn mức bình quân của 30 quốc giá được khảo sát. Đồng thời, VND cũng có khả năng chống chịu tốt hơn nhiều đồng tiền trong khu vực, chẳng hạn như rupiah (Indonesia), peso (Philippine), ringgit (Malaysia), kip (Lào) hay thậm chí cả nhân dân tệ (Trung Quốc).
Kể từ khi Fed tăng lãi suất, đồng peso (Argentina), lira (Thổ Nhĩ Kỳ) và kip (Lào) đã giảm lần lượt 68,7%, 44,7% và 41,5%, đứng đầu danh sách. Đồng tiền mất giá nhất. Trong khi đó, chỉ có hai đồng tiền là franc Thụy Sĩ và peso Mexico ghi nhận mức tăng hai con số so với đồng đô la Mỹ trong nửa đầu năm nay. Việc đồng tiền các quốc gia lên giá hay mất giá so với đồng USD là do nhiều nguyên nhân như lạm phát, chính sách tiền tệ tiêu cực, thâm hụt thương mại và các biện pháp trừng phạt.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận