menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trịnh Vũ Tường

Fed sẽ cần trấn an thị trường rằng họ không định rút bớt hỗ trợ

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đang đứng trước một vài điều phải cân nhắc, để dập tắt những nghi vấn trong thành viên các thị trường rằng khi nào ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu rút bớt sự trợ giúp mà họ đang tiến hành.

Từ người ta hay dùng hiện nay liên quan đến chính sách của Fed là “giảm dần”, tham chiếu đến việc ngân hàng trung ương có khả năng rút dần việc mua trái phiếu hàng tháng - hành động đã giúp giữ cho hệ thống tài chính luôn duy trì được thanh khoản và khuyến khích các nhà đầu tư tiếp tục chấp nhận rủi ro trong bối cảnh thị trường chứng khoán đã lên mức cao nhất kể từ thời bong bóng dot-com hồi đầu thế kỷ 21.

Các thị trường cho rằng miễn là Fed tiếp tục bơm thêm tiền, thì việc mua vào tài sản vẫn an toàn.

Powell và các quan chức ngân hàng trung ương khác cho biết họ cam kết tiếp tục duy trì hoạt động mua trái phiếu - và lãi suất cho vay ngắn hạn được giữ ở mức gần 0 - cho đến khi nền kinh tế đủ mạnh mẽ để tự vận hành.

Trọng tâm của vấn đề là lạm phát. Fed đang muốn duy trì chỉ tiêu này ổn định quanh mức 2% - điều mà cơ quan này chưa làm được trong hầu hết thập kỷ qua. Tuy nhiên, nếu lạm phát tăng nhiệt, nó sẽ buộc Fed phải thắt chặt chính sách của mình.

Một trong những hành động đi theo đó sẽ bao gồm việc giảm tốc độ mua tài sản trị giá hơn 120 tỷ đô la mỗi tháng hiện nay - do đó, đây là câu chuyện về truyền thông chính sách phù hợp, đặc biệt là để "tháo ngòi" phản ứng tiêu cục của thị trường trước hành động thắt chặt chính sách.

Thị trường đã trải qua một giai đoạn phản ứng như vậy vào năm 2013, khi cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke đưa quan điểm về chương trình thắt chặt chính sách diễn ra sau đó.

Powell sẽ được quan sát chặt chẽ trong ngày hôm nay, vào ngày Fed có cuộc họp chính sách, để thị trường có thể đảm bảo rằng ngân hàng trung ương không dự tính giảm hỗ trợ, ngay cả khi một số áp lực lạm phát đã bắt đầu hình thành.

Hầu hết những người theo dõi Fed đều mong đợi ông sẽ làm điều đó.

“Powell rất giỏi trong việc hóa giải những suy đoán tiêu cực, ví như: Chúng tôi thậm chí không nghĩ đến việc tăng lãi suất”, Vincent Reinhart, nhà kinh tế trưởng tại Mellon, nói. “Nhưng trong trường hợp ông ấy buộc phải thay đổi về quan điểm, dù là khó khăn, thì vấn đề có thể đi theo hướng tiêu cực hơn, rằng họ có ý tưởng ngắn hạn nào đó về việc cắt giảm hỗ trợ”.

Tuy nhiên, thị trường có thể sẽ vẫn coi đó là điều tích cực.

Các nhà đầu tư đã vượt qua giai đoạn thanh khoản ổn định của Fed kể từ cuối tháng 3/2020 để đẩy thị trường chứng khoán tăng khoảng 72% theo chỉ số S&P 500, bất chấp sự kìm hãm của đại dịch Covid-19 và những thiệt hại mà nó gây ra cho các ngành kinh tế.

Một điểm mấu chốt nữa là Fed hiện cho phép nền kinh tế hoạt động nóng hơn so với trước đây, nhằm đạt được lợi ích kinh tế “bao trùm”. Theo đó, Powell được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì quan điểm đó.

“Sự linh hoạt cá nhân là điều giá trị lúc này, ông ấy sẽ rất khó khăn để tuyên bố rút bớt hỗ trợ”, Reinhart nói. “Ông ấy đã ở đó trong giai đoạn thị trường giận dữ và thông điệp ông luôn đưa ra là bạn cần phải lắng nghe thị trường. Nên ông ấy sẽ phải minh bạch thông tin về điều này".

Nhưng, có một vài yếu tố đã kích hoạt nghi vấn về hỗ trợ giảm dần.

Trong khi Powell luôn khẳng định việc sẽ giữ cho chính sách phù hợp với điều kiện thực tế, một số chủ tịch khu vực khác của Fed lại bày tỏ lo ngại rằng lạm phát có thể tăng sớm hơn dự kiến ​​và ngân hàng trung ương buộc phải thay đổi chính sách ngay trong năm nay.

Một điểm chuẩn phổ biến, kỳ vọng lạm phát trung bình 5 năm, dự đoán lạm phát sẽ tăng lên 2,15%, gắn với mức cao nhất trong gần 8 năm (kỳ vọng lạm phát trung bình 5 năm được đặt trong tương quan giữa lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 5 năm với bảo hiểm rủi ro lạm phát trái phiếu cùng thời hạn.)

Đồng thời cũng có những áp lực về giá rõ ràng đang gia tăng trong nền kinh tế. Chỉ số giá nhà Case-Shiller công bố hôm thứ Ba cho thấy mức tăng 9,5%, một trong những mức tăng hàng tháng lớn nhất trong lịch sử.

Và luôn có lạm phát về giá tài sản, ngoài thị trường chứng khoán còn bao gồm cả sự gia tăng rất lớn của bitcoin. Đồng kim loại, một thước đo kinh tế truyền thống, tăng hơn 32% trong năm qua và gần 3% chỉ trong tháng Giêng.

Trên hết, đã có hơn 3 nghìn tỷ USD kích thích chảy vào kinh tế Mỹ, chưa kể việc Tổng thống Joe Biden còn muốn sớm bổ sung thêm 1,9 nghìn tỷ USD kích thích tài khóa và những khoản khác vào cơ sở hạ tầng và chi tiêu.

Tuy nhiên, Powell có khả năng sẽ phớt lờ các chỉ số đó và tập trung vào một tầm nhìn dựa trên vĩ mô hơn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại