Fecon có lãi trở lại sau quý đầu tiên báo lỗ
Kết thúc quý II, Fecon ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 15,2 tỷ đồng, giảm 53% so với quý II/2021.
CTCP Fecon (HoSE:FCN) công bố BCTC hợp nhất quý II với doanh thu thuần tăng 36,6% lên hơn 1.039 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng nhiều hơn với 49% lên 933 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp giảm 21% xuống 106 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính gấp 3,5 lần lên 10,7 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính ở mức 53,7 tỷ đồng, tăng 41,4% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động đều giảm trong quý II, với chi phí bán hàng giảm 32% xuống 5 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 7% xuống 47,2 tỷ đồng.
Kết quả, đơn vị ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 76,4% xuống 7,9 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 15,2 tỷ đồng, giảm 53% so với quý II/2021. EPS 96 đồng, cùng kỳ 259 đồng.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần về bán hàng, xây lắp và cung cấp dịch vụ tăng 15% lên 1.540,8 tỷ đồng. Biên lãi gộp giảm từ 17,8% xuống 12,6%.
Doanh thu tài chính gấp 2,5 lần lên 21,2 tỷ đồng sau khi doanh nghiệp phát sinh 7,4 tỷ đồng lãi bán khoản đầu tư và 7,2 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính khác, bên cạnh tăng lãi tiền gửi, tiền cho vay 13% lên 5,2 tỷ đồng. Duy chi có lãi chênh lệch tỷ giá giảm 64% còn 1,4 tỷ đồng.
Chi phí tài chính tăng 49,4% lên 100,6 tỷ đồng, với phí lãi vay và thuê tài chính 98,9 tỷ đồng, tăng 56,5%. Chi phí bán hàng giảm 20% xuống 11 tỷ đồng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 5% xuống 92,7 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế giảm 97,6% xuống 1,2 tỷ đồng. Lợi nhuận cổ đông công ty mẹ giảm 84% xuống 8 tỷ đồng. EPS 51 đồng, cùng kỳ 402 đồng.
Năm nay, Fecon đặt kế hoạch doanh thu 5.000 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 280 tỷ đồng; lần lượt tăng 44% và 296% so với thực hiện năm 2021. Theo đó, sau 6 tháng đầu năm đơn vị hoàn thành 30,8% mục tiêu doanh thu và 0,4% chỉ tiêu lợi nhuận.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Tính đến cuối quý II năm nay, Fecon có 7.774,6 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 3,7% so với đầu năm.
Tài sản ngắn hạn chiếm 65,3% với 5.074,1 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đều đi ngang ở mức lần lượt là 2.800,6 tỷ đồng và 1.687,6 tỷ đồng.
Tiền và các khoản tương đương tiền là 302,7 tỷ đồng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 24,2% xuống 37,2 tỷ đồng.
Về tài sản dài hạn, tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng lớn nhất với 86%, tương đương 1.838,5 tỷ đồng, giảm 2,5%. Đầu tư tài chính dài hạn giảm 13,5% còn 252,8 tỷ đồng
Về nguồn vốn, nợ vay ngắn hạn tăng 11,2% lên 1.480,7 tỷ đồng, còn nợ vay dài hạn đi ngang với 1.145 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 171,3 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 337,2 tỷ đồng, vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.610,7 tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận