Đường MA trong phân tích kỹ thuật, tại sao sử dụng nhiều nhưng không hiệu quả?
Đường MA (Moving Average) là một trong những công cụ được dùng rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán. Thế nhưng nếu bạn chưa hiểu rõ về nó và sử dụng sai mục đích sẽ dẫn đến việc đầu tư không hiệu quả thậm chí còn gây ra thua lỗ nặng.
Vậy đường MA là gì? Làm thế nào để nhà đầu tư áp dụng đường MA hiệu quả nhất trong giao dịch chứng khoán. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé:
⇒ Phần 1: Đường MA – Moving Average là gì?
Đường MA (viết tắt của cụm từ Moving Average) được gọi là đường trung bình động. Nó được tạo nên bởi trung bình cộng của chuỗi giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Đường MA thường lấy các mốc phổ biến như 10, 20 ngày đối với MA ngắn hạn, 50 ngày cho trung hạn và 100 hoặc 200 ngày đối với dài hạn. Các đường MA sẽ có độ trễ nhất định so với giá (đặc biệt là trong ngắn hạn).
Công dụng:
- Đường MA sẽ không có tác dụng dự báo, mà chỉ xem như là chỉ báo chậm, nó chủ yếu vận động theo diễn biến giá đã được hình thành.
- Là công cụ phân tích kỹ thuật hỗ trợ nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường.
- Đường MA đôi khi có thể đóng vai trò hỗ trợ hoặc kháng cự động.
- Giúp xác định điểm vào, thoát lệnh, đặt dừng lỗ.
⇒ Phần 2: Cách Sử dụng đường MA trên phần mềm FireAnt:
Biểu đồ trên FireAnt
Chọn mục các chỉ báo Tìm từ khoá MA và chọn Moving Average
Đường MA được hiển thị và bạn chọn lại các mốc thời gian phổ biến
⇒ Phần 3: Lựa chọn đường MA phù hợp với mục tiêu đầu tư
Mỗi nhà đầu tư sẽ có những phương pháp đầu tư khác nhau. Việc lựa chọn đường MA thích hợp là điều không dễ dàng. Vì vậy:
- Phương pháp đầu tư (Trading/dài hạn)
- Có kiến thức về MA
- Mục tiêu đầu tư và mục đích sử dụng đường MA
- MA ngắn hạn: Có chu kỳ 5 – 20, phù hợp với giao dịch ngắn hạn (Trading)
- MA trung hạn: Có chu kỳ 20 – 50, phù hợp với giao dịch trung hạn
- MA dài hạn: Chu kỳ 100 – 200, phù hợp với giao dịch dài hạn.
⇒ Phần 4: Cách sử dụng đường MA trong phân tích chứng khoán để giao dịch hiệu quả
1. Sử dụng đường MA để giao dịch theo xu hướng thị trường
- Trong xu hướng tăng giá (Uptrend): Giá nằm trên đường MA
- Trong xu hướng giảm giá (downtrend): Giá nằm dưới đường MA
Ví dụ: Trong xu hướng tăng giá trung hạn của cổ phiếu DGW, giá nằm trên đường MA50
2. Sử dụng đường MA xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ
- Trong xu hướng tăng, giá cổ phiếu thường điều chỉnh giảm chạm các đường MA rồi tiếp tục tăng giá. Khi đó đường MA trở thành đường hỗ trợ.
- Trong xu hướng giảm, giá thường hồi phục chạm đường MA rồi tiếp tục giảm. Đường MA lúc này đóng vai trò là đường kháng cự.
Ví dụ: Cổ phiếu DGW điều chỉnh chạm đường MA50 bật lên (MA50 là đường hỗ trợ trung hạn), giá hồi phục mà chạm MA20 có dấu hiệu gặp áp lực bán (MA20 là đường kháng cự ngắn hạn).
⇒ Phần 5: Cách sử dụng đường MA tìm điểm mua/bán trong giao dịch chứng khoán
1. Tìm điểm mua cổ phiếu
- Đường MA dốc lên và giá nằm trên đường MA đó.
- Giá cổ phiếu cắt lên các đường MA từ ngắn hạn đến dài hạn.
- Đường MA ngắn hạn cắt lên đường MA trung – dài hạn.
2. Tìm điểm bán cổ phiếu
- Đường MA dốc xuống và giá nằm dưới đường MA đó.
- Giá cổ phiếu cắt xuống các đường MA từ ngắn hạn đến dài hạn.
- Đường MA ngắn hạn cắt xuống đường MA trung-dài hạn.
Ví dụ: Điểm mua/bán của cổ phiếu DGW dựa vào đường MA và tín hiệu đúng, minh chứng từ dữ liệu quá khứ
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về đường MA trong chứng khoán. Qua đó góp phần giúp các nhà đầu tư biết cách sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ báo khác để đưa ra kết luận chính xác nhất có thể.
Với sự rộng lớn của thị trường chứng khoán thì không phải ai cũng trang bị đủ kiến thức chuyên môn để tham gia đầu tư một cách an toàn. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn cho mình những công cụ vừa đủ và phù hợp trong quá trình đầu tư nhé!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận