Đường cong lợi suất và mối liên hệ với thị trường Chứng Khoán
Đây là công cụ hay chỉ báo quan trọng về triển vọng của nền kinh tế, cũng như sự dịch chuyển của chi phí vốn trong nền kinh tế nói chung. Đường cong này cũng thể hiện suy nghĩ và kỳ vọng của các dòng tiền lớn trên thị trường
=> Kì vọng nên kinh tế tăng trưởng tích cực trong tương lai
=> Liên kết qua thị trường chứng khoán chúng ta thấy được :
Nếu lãi suất tăng đến một mức quá cao so với sự phát triển của nền kinh tế chứng khoán sẽ xấu dần đi bởi lãi suất là “chi phí sử dụng vốn”
Và Hiện tại lãi suất ngân hàng hiện tại đang ở mốc 9-> 10% ( lãi suât Bond là 6% thì các lãi suất ở các Bank phải lên tới 9-> 10%, như chúng ta đã thấy năm 2022 với cuộc đua lãi suất của các ngân hàng. Vậy nên người dân cũng như doanh nghiệp sẽ ít đi vay để đầu tư cũng như là mở rộng sản xuất kinh doanh hơn. )
=> “ Tiền chảy chỗ trũng” thì họ sẽ có thiên hướng ít đầu tư hơn vào thị trường chứng khoán, nên là dòng tiền sẽ chảy vào gửi Bank hưởng lãi suất cao hơn.
=> Kì vọng nền kinh tế đi ngang ( hay ở trạng thái phát triển chậm )
=> Liên kết qua thị trường chứng khoán chúng ta thấy được :
=> Thị trường chứng khoán có thể sẽ đi ngang trong thời gian dài ( Khu vực này sẽ có cổ phiếu tăng giá mạnh, hoặc có những mã cổ phiếu đi ngang => Hay trong chứng khoán mọi người hay gọi là sự “phân hoá” => ở giai đoạn này A.C NĐT muốn đạt được hiệu quả đầu tư cao thì cần phải chọn đúng cổ phiếu )
Ví dụ : Lãi suất 1 năm : 5% , Lãi suất 5 năm là 4%, Lãi suất 10năm là 2%
=> Kì vọng về nền kinh tế sẽ yếu đi trong tương lai
=> Liên kết qua thị trường chứng khoán chúng ta thấy được :
Trường hợp này thị trường chứng khoán sẽ có một giai tăng tích cực sau một giai đoạn giảm điểm mạnh, bởi như này mình có nói “ Lãi suất là chi phí sử dụng vốn” => Và thị trường chứng khoán tăng là do sự vọng trong tương lai nền kinh tế sẽ tốt hơn.
Chính điều này mà chúng ta hay thấy thị trường chứng khoán đi ngược với lãi suất và đặc biệt độ trễ của Lãi suất và thị trường chứng khoán thường sẽ từ 3- > 6 tháng.
Biểu đồ trực quan hơn về mối tương quan giữa Bond và thị trường chứng khoán
🔴Câu hỏi đặt ra
Tại sao nhìn vào đường cong lợi suất có thể phán đoán được triển vọng - kỳ vọng về chính sách tiền tệ và sức khoẻ của nền kinh tế ?
Công tức tạo nên đường cong lãi suất:
Độ chênh = kỳ vọng + Phần bù rủi ro
- Nguyên tắc phần bù rủi ro ( Thời gian càng dài thì lãi suất càng cao )
Phần bù rủi ro = Rủi ro về thanh khoản + rủi ro biến động lãi suất + rủi ro tín dụng + …..
+ Rủi ro về thanh khoản :
+ Rủi ro về lãi suất:
- Nguyên tắc kỳ vọng ( lãi dài = trung bình lãi ngắn )
Với cả 2 tình huống người ta đều mong đợi mức lãi suất như nhau :
=> Gửi 1 năm đáo hạn rút tiền về -> lại gửi tiếp năm 2 đáo hạn rút về => gửi tiếp năm 3…,
Người mua trái phiếu họ biết lãi suất có thể sẽ tăng trong tương lai vậy nên họ sẽ không thể đi mua trái phiếu với lãi suất là 3% theo năm 1 được ( bởi vì nếu họ mua trái phiếu và giữ 4 năm được hưởng lãi suất ở mức 3% thì họ sẽ bị thiệt vào năm thứ 3 [5%] )
=> Vậy nên ở trường hợp này họ sẽ tính mức kì vọng bằng cách lấy trung bình năm 1 đến năm 4 : ( Năm 1 + năm 2 + năm 3 + năm 4) / 4 => ( 3% + 3% + 5% + 5% )/4 = 4%
Vì vậy nguyên lý kì vọng sẽ thể hiện rõ trên đường cong lợi suất, và sự kì vọng của người chơi lớn trên thị trường họ kỳ vọng vào thị trường tài chính, và kì vọng vào tăng trường của nền kinh tế. Mình mong rằng bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về đường cong lợi suất, và có thể theo dõi và dự đoán được triển vọng - kỳ vọng về chính sách tiền tệ và sức khoẻ của nền kinh tế trong tương lai.
#Luongvpa
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận