Dược phẩm OPC: Biến động mạnh cơ cấu cổ đông lớn, khó tránh thâu tóm từ khối ngoại
Một loạt giao dịch mua bán cổ phiếu OPC khiến cơ cấu cổ đông lớn của Dược phẩm OPC thay đổi, làm “lung lay” quyết tâm “không để sở hữu rơi vào tay nước ngoài” của lãnh đạo công ty.
Lãnh đạo đồng lòng thoái vốn, xuất hiện “tay to” mới
Chính vì vậy, thanh khoản của cổ phiếu OPC lâu nay cũng rất thấp, mỗi phiên giao dịch chỉ có từ vài trăm đến vài ngàn cổ phiếu được khớp lệnh.
Tuy nhiên, cuối tháng 6/2021, cổ phiếu OPC bất ngờ thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, xoay quanh một loạt động thái thoái vốn của các cổ đông lớn.
Cụ thể, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI trong ngày 22/6 đã bán ra hơn 3,2 triệu cổ phiếu OPC. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Chứng khoán SSI giảm từ 12,48% xuống chỉ còn 0,42% vốn điều lệ, ứng với hơn 110.000 cổ phiếu OPC.
Hoạt động thoái vốn của SSI diễn ra trong bối cảnh lãnh đạo của OPC và người nhà đồng loạt bán ra lượng lớn cổ phần. Chỉ trong ngày 21/6, 3 vị lãnh đạo của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC đã bán thỏa thuận thành công tổng cộng 5,6 triệu cổ phần như đăng ký trước đó, đưa tỷ lệ nắm giữ xuống 0 - 0,05% vốn điều lệ.
Ở chiều ngược lại, cùng ngày với giao dịch của Ban Lãnh đạo OPC, Quỹ đầu tư cơ hội PVI (PVI AM) đã mua vào 6,6 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn tại OPC. Số cổ phiếu mà PVI AM mua vào chiếm đến 24,83% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Dược phẩm OPC.
Cũng trong ngày 21/6, Công ty cổ phần Pacific Partners công bố trở thành cổ đông lớn của OPC sau khi mua vào thành công hơn 3,4 triệu cổ phiếu (tương ứng 12,86% vốn điều lệ).
Khó tránh thâu tóm từ khối ngoại
Sau một loạt giao dịch như trên, PVI AM hiện là cổ đông lớn nhất của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC.
Ba cổ đông lớn có tỷ lệ sở hữu khá sát nhau là ông Trịnh Xuân Vương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Dược phẩm OPC (nắm giữ 3,62 triệu cổ phần OPC, tương đương 13,62% vốn điều lệ), Tổng công ty Dược Việt Nam - Công ty cổ phần (nắm 3,56 triệu cổ phần, 13,4% vốn), Công ty cổ phần Pacific Partners (nắm 12,86% vốn).
Diễn biến mua bán cổ phiếu OPC thời gian qua cho thấy, Dược phẩm OPC đã thực sự lọt vào tầm ngắm của khối ngoại.
Trong năm 2020, dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19, song diễn biến mua bán - sáp nhập (M&A) ngành dược khá sôi động với các thương vụ đình đám như Tập đoàn SK (Hàn Quốc) mua 25% vốn của Dược phẩm Imexpharm (IMP), ASKA (Nhật Bản) mua 25% vốn của Dược phẩm Hà Tây (DHT) hay Stada (Đức) nâng sở hữu tại Pymepharco (PME) lên 99,53%.
Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 diễn ra tháng 4, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Dược phẩm OPC Trịnh Xuân Vương đã khẳng định, Công ty luôn cố gắng duy trì hoạt động, phát triển theo kỳ vọng của cổ đông, không để sở hữu rơi vào tay nước ngoài nếu không phải tình huống cần thiết.
Theo ông Vương, hiện có nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ về công nghệ, tài chính... từ phía nước ngoài, nhưng ngược lại, họ cũng phải đánh đổi nhiều thứ. Trong đó, không ít doanh nghiệp phải thay đổi các vị trí trong ban lãnh đạo, ban điều hành, thậm chí thay đổi cơ cấu công ty.
Do đó, việc các thành viên trong Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát của Hội đồng Quản trị OPC vừa đồng loạt thoái vốn khiến giới đầu tư bất ngờ.
Đặc biệt, trong các cổ đông lớn mới “lên tàu” cùng Công ty cổ phần Dược phẩm OPC, Quỹ đầu tư cơ hội PVI được biết đến là một thành viên của PVI Holdings và là một trong 10 công ty quản lý quỹ có giá trị ủy thác và tư vấn đầu tư lớn nhất thị trường Việt Nam. Đứng sau PVI Holdings hiện nay là HDI Global SE - một công ty con thuộc Tập đoàn Talanx AG (tập đoàn tài chính bảo hiểm lớn thứ ba của Đức hoạt động hơn 100 năm với độ phủ tại 150 quốc gia).
Như vậy, mặc dù đã cố gắng tránh bị rơi vào tay nước ngoài, nhưng các diễn biến mua bán cổ phiếu OPC thời gian qua cho thấy, Dược phẩm OPC đã thực sự lọt vào tầm ngắm của khối ngoại.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận