24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Thanh Nga
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Dữ liệu thương mại tháng 2 của Việt Nam tốt hơn kỳ vọng

Mặc dù năm 2023 khởi đầu với nhiều thách thức, Việt Nam vẫn thấy những cơ hội xuất hiện trong nghịch cảnh.

Xem xét dữ liệu tháng 1 và tháng 2, có thể thấy rõ sự biến động do Tết. Bất chấp sự suy yếu bên ngoài, dữ liệu hai tháng đầu năm vẽ nên một bức tranh nhẹ nhàng hơn so với những lo ngại ban đầu. Chỉ số PMI sản xuất lần đầu tiên quay trở lại vùng mở rộng trong vòng bốn tháng trở lại. Trong khi đó, thương mại cũng đạt một số kết quả khả quan hơn mong đợi.

Mặt khác, xuất khẩu hai tháng đầu năm 2023 giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước, sự suy yếu diễn ra trên diện rộng ở các ngành hàng chủ đạo. Trước tình hình kinh tế chậm lại ở Mỹ, vốn là điểm đến lớn nhất đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam với tỉ trọng 30%. Mặc dù vậy, ngoại lệ duy nhất nằm ở mảng điện thoại và linh kiện liên quan, tổng kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm tới giờ đã tăng gần 8% so với cùng kỳ năm trước.

Dữ liệu thương mại tháng 2 của Việt Nam tốt hơn kỳ vọng
Xuất khẩu tháng 2 tăng trưởng nhưng chủ yếu do số liệu biến động do Tết

Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng ở một mức độ nhất định. Bản chất ngành sản xuất của Việt Nam rất nặng về nhập khẩu nên việc xem xét tình hình nhập khẩu là rất quan trọng. Xét trên phương diện tích cực, nhập khẩu từ đầu năm đến nay đã giảm với tốc độ nhanh hơn so với xuất khẩu, ở mức 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Điều này dẫn đến thặng dư thương mại 2,3 tỉ USD, một mức thặng dư rất cần thiết để Việt Nam phục hồi sau hai năm thâm hụt tài khoản vãng lai.

Dữ liệu thương mại tháng 2 của Việt Nam tốt hơn kỳ vọng
Chỉ số PMI tháng 2 vượt ngưỡng 50

Tuy nhiên, nhập khẩu hàng điện tử tiếp tục giảm, đặc biệt là nhập khẩu điện thoại từ đầu năm tới nay đã giảm hơn 60% so cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy rằng chu kỳ điện tử sẽ khó có thể nhanh chóng “đảo chiều”, mặc dù các chỉ số PMI toàn cầu gần đây đã cho thấy một vài dấu hiệu ổn định sơ khởi.

Trong nước, doanh số bán lẻ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng vững vàng. Trong khi tăng trưởng hàng hóa chậm lại đáng kể thì mảng dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến du lịch tiếp tục tăng trưởng nhờ du lịch quốc tế bùng nổ. Chỉ tính riêng trong tháng 2, Việt Nam đón khoảng 933.000 lượt khách nước ngoài, một mức cao kỷ lục kể từ đầu dịch COVID-19 tới giờ. Trong đó, khách du lịch Trung Quốc đại lục tăng lên đáng kể, đạt 55.000 lượt. Mặc dù con số này chỉ bằng 10% so với mức trung bình khách du lịch Trung Quốc trước đại dịch, chúng ta cần lưu ý kết quả này diễn ra trong bối cảnh tần suất chuyến bay hạn chế và không có tour theo đoàn.

Dữ liệu thương mại tháng 2 của Việt Nam tốt hơn kỳ vọng
Tháng 2 chứng kiến lượng khách du lịch từ Trung Quốc đại lục tăng mạnh

Khách du lịch từ Hàn Quốc, một thị trường trọng điểm khác với tỉ trọng khoảng 30%, cũng đã duy trì vững vàng, với lượng khách hàng tháng phục hồi khoảng 85% so với mức trước đại dịch. Trong khi thương mại hàng hóa toàn cầu đã chậm lại đáng kể, du lịch quốc tế có thể là một trụ cột hỗ trợ tăng trưởng, nếu tháo gỡ được một số điểm nghẽn. Mặc dù vậy, chặng đường trở lại mức của năm 2019 có thể còn khá xa.

Mặc dù lạm phát toàn phần tháng 2 ở mức 4,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức lạm phát mục tiêu 4,5% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đặt ra cho năm 2023 nhưng Việt Nam vẫn cần cẩn trọng khi xem xét các diễn biến. Đà lạm phát vẫn mạnh, tăng ở mức 0,4% so với tháng trước. Mặc dù giá tài nguyên, khoáng sản toàn cầu giảm so với mức đỉnh năm ngoái, lạm phát năng lượng vẫn tiếp tục tăng. Một mặt, giá dầu trong nước tiếp tục nhích lên cao hơn, khiến chi phí vận chuyển tăng theo. Trong khi đó, chi phí nhà và vật liệu xây dựng cũng tăng đáng kể, một phần phản ánh chi phí điện và khí đốt tăng cao.

Dữ liệu thương mại tháng 2 của Việt Nam tốt hơn kỳ vọng
Đà lạm phát cơ bản dịu lại, mặc dù vẫn ở mức cao

Lần đầu tiên kể từ năm 2017, Việt Nam đã tăng khung giá điện lên hai con số (13,7-28,2%) kể từ ngày 3/2, là cơ sở chính để Bộ Công thương quyết định giá bán lẻ cho năm 2023. Mặc dù lạm phát có thể đã đạt đỉnh trong tháng 1, chúng ta vẫn cần theo dõi chặt chẽ các áp lực giá từ bên ngoài đang tăng cao.

Nhìn chung, dữ liệu tháng 2 tốt hơn kỳ vọng nhưng chưa thay đổi được những thách thức Việt Nam vẫn phải đối mặt, tuy nhiên, ít nhất bức tranh này cũng mang lại chút lạc quan rằng tình thế sẽ thay đổi. Mặc dù những khó khăn bên ngoài có thể sẽ tiếp tục trong ngắn hạn, ngành du lịch đang phục hồi có thể phần nào bù đắp cho một số trở ngại. Tuy nhiên, lạm phát vẫn cần được chú ý nhiều hơn, vì áp lực giá cả vẫn tiếp tục tăng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả