Dư địa giảm thêm với lãi suất cho vay vẫn còn
Kể từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 4 lần hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Theo VCBS, NIM trong xu hướng giảm trong khi nợ xấu có xu hướng tăng sẽ khiến các ngân hàng có xu hướng thận trọng về khẩu vị rủi ro đối với các khoản tín dụng. Do đó, sự phân hóa trong mức giảm lãi suất cho vay sẽ vẫn diễn ra.
“Lãi suất huy động đã giảm về mức thấp hơn giai đoạn dịch bệnh, lãi suất cho vay đã có những điều chỉnh giảm trong các tháng gần đây tuy có sự phân hóa giữa các ngành nghề và có độ trễ so với lãi suất huy động. Cần thêm thời gian trước khi tín dụng tăng khá trở lại”, VCBS nhận định. Ở góc nhìn khác, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, đối với thị trường vốn, mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh (trung bình 2,5-3,0 điểm %) nhờ định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước và nhu cầu vốn yếu dẫn đến thanh khoản dư thừa trong hệ thống ngân hàng. Lãi suất cho vay giảm chậm hơn, nhưng về cuối năm đã trở nên ‘dễ thở’ hơn với doanh nghiệp. Do nhu cầu chi tiêu của người dân, hoạt động sản xuất và đầu tư tư nhân suy giảm, dẫn đến nhu cầu tín dụng thực trong nền kinh tế khá yếu.
“Dòng vốn bơm ra nền kinh tế một phần để hỗ trợ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp bất động sản, một phần tài trợ các cho hoạt động thương mại và cho vay ngắn hạn”, VDSC nhận định.
Ở góc nhìn quản lý, Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2024, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Nếu tính thêm dư nợ hiện nay khoảng 13,56 triệu tỉ đồng, thì có nghĩa là gần 2 triệu tỉ đồng sẽ đưa thêm vào nền kinh tế vào năm 2024 nếu tăng trưởng tín dụng đạt 15% như dự kiến đặt ra
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận