menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nguyễn Trường Giang

Dự báo năm 2023: Xung đột mang tính kết cấu Trung – Mỹ ngày càng tăng – Phần II

Ngoài ra, trong cạnh tranh thương mại, Chính quyền Biden vẫn nhấn mạnh hành động đơn phương. Tương tự như chính quyền tiền nhiệm Donald Trump, Chính quyền Joe Biden cũng không tin rằng cơ chế WTO có thể bảo vệ hiệu quả lợi ích của nước Mỹ.

Khi điều trần trước Quốc hội, mặc dù Katherine Tai nhấn mạnh cần phải thông qua việc thực thi pháp luật để tăng niềm tin của công chúng đối với chính sách thương mại, nhưng lại không đề cập đến việc phải thông qua WTO để bảo vệ lợi ích của nước Mỹ, trái lại còn nhấn mạnh những công cụ thương mại hiện có đều được xây dựng từ nhiều thập kỷ trước, không thể ứng phó đầy đủ với những thách thức do nền kinh tế hiện đại gây ra, cần phải căn cứ vào nhu cầu thực tế để phát triển các công cụ mới.

Về phương diện giải quyết tranh chấp thương mại, Chính quyền Joe Biden muốn áp dụng Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), nhấn mạnh vị trí ưu tiên của luật quốc nội, nhấn mạnh vai trò của cơ chế tham vấn song phương. KHác với cơ chế tranh chấp của WTO, USMCA không thiết lập Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) được trao quyền ra phán quyết cuối cùng, mà quay lại truyền thống của Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại (GATT) để giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn và đàm phán song phương, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên ký kết tự giác thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận.

Dưới cơ chế này, bên khiếu nại có thể tham khảo báo cáo của nhóm chuyên gia để tự đưa ra quyết định cuối cùng, nhận định bên bị khởi kiện có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hay không, đánh giá mức độ thiệt hại do bên bị khởi kiện không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, quyết định sẽ thực hiện biện pháp trả đũa nào nếu bên bị khởi kiện không thực hiện các biện pháp bồi thường và loại bỏ thiệt hại cho mình. Về vấn đề tranh chấp lao động trong ngành sản xuất ô tô giữa Mỹ và Mexico, Mỹ đã sử dụng cơ chế phản ứng nhanh USMCA để gây sức ép với Mexico nhằm đạt được kết quả mong muốn.

Về vấn đề thương mại đối với Trung Quốc, Chính quyền Joe Biden đã tiếp tục sử dụng chính sách của Chính quyền tiền nhiệm Donald Trump, trong ngắn hạn tìm cách nhanh chóng thu hẹp thâm hụt thương mại song phương, mục tiêu dài hạn là xóa bỏ các yếu tố mang tính kết cấu dẫn đến tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai nước.

Trung Quốc và Mỹ đều thừa nhận vấn đề mất cân bằng thương mại song phương nghiêm trọng, mặc dù quy mô mất cân bằng thương mại mà hai bên ghi nhận có khác nhau. Theo số liệu thống kê của Trung Quốc, giai đoạn từ năm 2002 (năm Trung Quốc gia nhập WTO) đến năm 2021, thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc đối với Mỹ lên đến 4100 tỷ USD, chiếm 68,8% tổng thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc trong cùng kỳ, trong đó giai đoạn 2017 – 2021 chiếm 65,3%. Theo số liệu thống kê của Mỹ, trong giai đoạn 2002 – 2021, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đối với Trung Quốc đạt 5600 tỷ USD, chiến 37,3% tổng thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ trong cùng kỳ, trong đó giai đoạn 2017 – 2021 chiến 39,7%. Về thương mại dịch vụ, Mỹ có thặng dư đối với Trung Quốc, tuy nhiên quy mô chỉ khoảng 10% thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đối với Trung Quốc, hơn nữa phần lớn có liên quan đến du lịch xuyên biên giới.

Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc có quan điểm hoàn toàn khác nhau về cách nhìn nhận đối với vấn đề mất cân bằng thương mại song phương. Trung Quốc cho rằng thương mại Trung – Mỹ là mối quan hệ tương hỗ cùng có lợi, mặc dù Mỹ có thâm hụt thương mại đối với Trung Quốc, chính do lượng lớn hàng chất lượng cao giá rẻ tràn vào thị trường Mỹ đã giúp vật giá Mỹ duy trì ở mức thấp trong dài hạn, nâng cao phúc lợi xã hội của tầng lớp thu nhập thấp và trung bình của Mỹ. Quả thực, trong 20 năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, chỉ số vật giá tiêu dùng trung bình của Mỹ chỉ tăng 2,1% năm, giảm 1 điểm phần trăm so với 20 năm trước đó. Tuy nhiên, Mỹ không chấp nhận quan điểm này, kiên trì cho rằng thâm hụt thương mại Trung – Mỹ là vấn đề không công bằng đối với Mỹ. Chính quyền Donald Trump không ngần ngại phát động cuộc chiến thương mại, và một trong những nội dung then chốt của Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà chính quyền này đạt được sau quá trình đàm phán gian khổ với Trung Quốc chính là yêu cầu Trung Quốc trong năm 2020 – 2021 tăng cường nhập khẩu tối thiểu thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ so với năm 2017, với mục đích là nhanh chóng thu hẹp thâm hụt thương mại đối với Trung Quốc. Tại cuộc đối thoại thương mại đầu tiên giữa hai nước, vấn đề quan tâm hàng đầu của Mỹ chính là thúc đẩy Trung Quốc thực hiện cam kết nhập khẩu của Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Trung Quốc và Mỹ cũng có quan điểm khác nhau về nguyên nhân sâu xa của việc mất cân bằng thương mại song phương. Trung Quốc cho rằng tình trạng mất cân bằng thương mại Trung-Mỹ không những do cơ cấu kinh tế, khả năng cạnh tranh ngành nghề và phân công lao động quốc tế của hai nước quyết định, mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như chế độ thống kê thương mại quốc tế hiện hành, biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù Chính quyền Donald Trump hay Chính quyền Joe Biden cũng đều không chấp nhận cách giải thích nói trên của Trung Quốc. Theo quan điểm của Mỹ, việc Trung Quốc không thực hiện cam kết gia nhập WTO, thự chiện chính sách theo chủ nghĩa trọng thương trong một thời gian dài là nguyên nhân sâu xa gây nên mất cân bằng nghiêm trọng trong thương mại Trung – Mỹ. Từ nội dung của Báo cáo Trung Quốc thực hiện cam kết gia nhập WTO do Mỹ công bố có thể thấy cáo buộc của Mỹ đối với Trung Quốc chủ yếu có 3 khía cạnh:

Thứ nhất, Trung Quốc không thực hiện cam kết gia nhập WTO về hạ thấp hàng rào thuế quan và phi thuế quan;

Thứ hai, Trung Quốc không thực hiện cam kết gia nhập WTO về bảo vêỵ quyền sở hữu trí tuệ;

Thứ ba, Trung Quốc không thực hiện cam kết gia nhập WTO về cải cách thị trường toàn diện. Mỹ cho rằng Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, không còn tiếp tục phù hợp với nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D), để giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại song phương cần tuân thủ nguyên tắc cân bằng, đối đẳng và cạnh tranh công bằng.

Trên cơ sở này, Mỹ yêu cầu Trung Quốc căn cứ vào nguyên tắc đối đẳng để giảm mạnh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc không phân biệt đối xử và đãi ngộ quốc gia; yêu cầu Trung Quốc nâng cao độ minh bạch, trách nhiệm giải trình và tính có thể dự báo của việc lập kế hoạch, xây dựng, công bố và thực hiện các chính sách kinh tế và biện pháp quản lý giám sát, đồng thời đưa ra cam kết trên các phương diện trợ cấp xuất khẩu, quản lý tỷ giá hối đoái đồng NDT; yêu cầu Trung Quốc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp Mỹ; yêu cầu Trung Quốc cải cách mô hình kinh tế và mô hình thương mại do nhà nước giữ vai trò chủ đạo, xây dựng lộ trình cải cách thị trường toàn diện.

(còn tiếp)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Nguyễn Trường Giang

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại