DPM – Liệu có lợi khi mảng Năng lượng tăng đột phá?
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004.
I/ Giới thiệu doanh nghiệp
Từ ngày 31/8/2007, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi trở thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí. Ngày 05/11/2007, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, với mã chứng khoán DPM (HM:DPM)
DPM đang sở hữu công suất thiết kế 540,000 tấn NH3/năm, 800,000 tấn phân đạm/năm, và 250,000 tấn phân NPK/năm. DPM hiện đang chiếm khoảng 40% nhu cầu phân đạm trên toàn quốc năm 2019.
II/ Phân tích cơ bản
Cập nhật KQKD Quý 3/2020
DPM công bố DTT và LNST trong Q3/2020 đạt lần lượt 1.955 tỷ đồng (+3% yoy) và 182 tỷ đồng (+201% yoy). Lũy kế 9 tháng 2020, DPM ghi nhận 5.832 tỷ đồng doanh thu (+8% yoy) và LNST đạt 569 tỷ đồng (+296% yoy). Qua đó, DPM đã hoàn thành được 67% kế hoạch DT và vượt chỉ tiêu KH LNST năm 2020 41,8%.
Giá nguyên liệu đầu vào thấp thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trong ngắn hạn
Nguyên liệu đầu vào là khí tự nhiên chiếm khoảng 60 – 70% giá thành sản phẩm của DPM, việc giá khí đầu vào giảm 18,3% từ đầu năm đến nay đã giúp biên lợi nhuận gộp của DPM cải thiện mạnh từ mức 18% của năm 2019 lên mức 23% trong 9 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên trong dài hạn, giá khí đầu vào có khả năng sẽ tăng trở lại trước tín hiệu tích cực của Vaccine COVID – 19.
Nhu cầu phân bón dự kiến ổn định
Mùa vụ Đông Xuân được mùa và giá gạo xuất khẩu cao sẽ tăng nhu cầu sử dụng phân bón. Trong năm 2020, xuất khẩu gạo kỳ vọng tăng trưởng 3,1% yoy nhờ dỡ bỏ hạn ngạch xuất khẩu khảo và nhu cầu tích trữ lương thực của các quốc gia tăng cao trước tình hình dịch COVID diễn biến phức tạp.
Hưởng lợi chính sách thuế mới
Thủ tướng Chính phủ ký nghị quyết số 159/NQ-CP - thông qua hồ sơ trình Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi luật thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón theo đề nghị của Bộ Tài chính. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp phân đạm như DPM và DCM (HM:DCM) sẽ nhận được khoản hoàn thuế từ 200 – 300 tỷ đồng do được trừ thuế GTGT đầu vào.
III/ So sánh thị trường chung và cùng nhóm ngành
III.1/ So sánh tương quan DPM với các đối thủ trong ngành
Ngành phân bón vốn đang trong giai đoạn bão hòa, vì vậy các doanh nghiệp trong ngành có tỷ suất đầu tư thấp khi xem xét trong dài hạn. Tuy nhiên trong năm 2020, các doanh nghiệp phân bón trở thành ngành đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh trong dịch. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư dưới 1 năm cho các doanh nghiệp trong ngành tương đối cao. DPM và DCM tỏ ra vượt trội hơn so với các công ty còn lại.
III.2/ Bản đồ tăng trưởng ngành
Bản đồ dòng vốn với DPM
Nhóm ngành Hóa chất trở thành một ngành đáng để đầu tư trong năm nay khi phần lớn các nguyên liệu đầu vào của các công ty Hóa chất là dầu và khí tự nhiên, vốn đang trong giai đoạn giảm mạnh trong giai đoạn dịch COVID. Hầu hết các mã cổ phiếu đều ghi nhận tăng trưởng. Tuy nhiên, sau khi lên đỉnh điểm pha dẫn dắt, Hóa chất có dấu hiệu điều chỉnh khi bắt đầu lao xuống đường giới hạn. Qua đó, các mã cổ phiếu thuộc nhóm ngành cũng đang tìm cách hạ cao độ trong bản đồ dòng vốn thời điểm này.
III.3/ Chu kỳ tăng trưởng với DPM trong ngắn hạn
Chu kỳ tăng trưởng với DPM.
DPM đã có mức tăng tương đối tốt trong thời gian vừa qua, xuất phát qua các chu kỳ tăng trưởng và đang ở vùng hồi phục. Vì vậy, dư địa tăng trưởng của DPM trong dài hạn là vẫn còn nhiều. Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào đối với cổ phiếu DPM.
IV/ Phân tích kỹ thuật
Ngành Hóa chất nói chung và cổ phiếu DPM nói riêng thường xuất hiện cơ hội giao dịch trong thời điểm thị trường chung tích cực. Đồng thời, mức tăng trưởng cổ phiếu của các mã thuộc nhóm ngành này mang tính đột phá thay vì tăng trưởng đều. Do vậy tìm được điểm vào thích hợp trở nên rất quan trọng với mã cổ phiếu này. Hiện tại, mẫu hình kỹ thuật đang xác nhận điểm giao dịch khá phù hợp. Cụ thể:
- Cú bứt phá từ nền đầu tiên xác nhận vào thời điểm tháng 8.2020 sau khi DPM kiểm chứng thành công vùng giá 12.800VND/cổ phiếu.
- Nhịp tăng trưởng ghi nhận bùng nổ thanh khoản và đưa giá lên vùng nền mới tại 15.800VND/cổ phiếu, tương đương vùng 38.2% từ cản Fibonacci.
- Giá có hiện tượng nén chặt sau khi quay lại kiểm chứng lại biên hỗ trợ này một lần nữa thời điểm ngày 29.10. Đồng thời xác lập nền phản ứng giá.
- Mẫu hình 2 đỉnh đảo chiều ghi nhận với DPM hiện tại. Nhưng với thanh khoản chưa quá cao khiến xác suất đảo chiều với mẫu hình không đáng kể. Do vậy, có thể kỳ vọng cú bật tăng trưởng thời điểm tháng 7.2020 có thể lặp lại.
Qua đó, nên ưu tiên lệnh Mua khi giá áp sát vùng hỗ trợ 16.800VND/cổ phiếu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận