Dòng tiền hơn tỷ USD đổ về cơ sở của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Nhiều tỷ phú Việt Nam trong đó có ông Phạm Nhật Vượng huy động hàng tỷ USD ngoài các khoản vay ngân hàng. Đây là một kênh huy động vốn được ưa thích và đang phát triển bùng nổ trong vài năm gần đây.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố tình hình phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2020. Theo đó, 130 doanh nghiệp đã tham gia chào bán trái phiếu và huy động được hơn 156 nghìn tỷ đồng.
Nhóm Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng ở hàng đầu về tổng giá trị vốn huy động được thông qua chào bán trái phiếu. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, Vinhomes huy động được 12 nghìn tỷ đồng, CTCP Phát triển Thành phố Xanh và Vincom Retail huy động được 3 nghìn tỷ đồng.
Nếu tính cả VinFast với 10 nghìn tỷ đồng trái phiếu cuối 2019, nhóm Vingroup của ông Vượng thu về 25 nghìn tỷ đồng (1,07 tỷ USD).
Trước đó, nhóm doanh nghiệp của ông Vượng cũng đã nhiều lần phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các dự án lớn, từ bất động sản cho tới công nghiệp và công nghệ. Trong năm 2018, VinFast cũng từng được Euler Hermes bảo lãnh khoản vay 950 triệu USD, kỳ hạn 12 năm nhằm nhập khẩu máy móc thiết bị, phục vụ sản xuất.
Gần đây, nhóm doanh nghiệp của ông Vượng tập trung huy động vốn qua phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước để tăng cường cho các dự án BĐS lớn và đầu tư sang lĩnh vực mới. liệu khi quyết định tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghiệp.
Lãnh đạo Vingroup cho biết, tập đoàn sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình, thậm chí là những lợi ích vật chất to lớn để tập trung mọi nguồn lực cho các lĩnh vực mới ô tô và công nghệ.
Nhiều các trái phiếu được nhóm Vingroup huy động trên thị trường trong nước là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được bảo đảm bằng tài sản.
Hoạt động huy động vốn của nhóm Vingroup diễn biến khá thuận lợi và mang đến lợi ích cho nhiều doanh nghiệp khác như trường hợp CTCP Chứng khoán Ngân hàng Kỹ thương (TCBS). Công ty này có nhiều quý hoạt động rất tốt, vượt trên thị trường chung nhờ tập trung phân phối trái phiếu cho Vingroup và Masan.
Hồi đầu 2019, Ngân hàng TMCP Kỹ thương - Techcombank (TCB) cũng đã phê duyệt các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, TCB bán hơn 20,5 triệu trái phiếu của Vinhomes với mệnh giá 2.053 tỷ đồng cho TCBS.
Bên cạnh nhóm Vingroup, nhiều tập đoàn lớn cũng huy động thành công một lượng lớn tiền từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, với những cái tên như Masan, TNG Holdings (hơn 9,7 nghìn tỷ đồng), Sovico Group (8 nghìn tỷ đồng), Novaland, Sungroup hay BRG…
Nhóm Masan cũng đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Bên cạnh công ty mẹ, 2 công ty con của Masan là Núi Pháo và Vincommerce đã phát hành hơn 5.200 tỷ đồng trái phiếu.
Trong 6 tháng đầu năm, theo HNX, tổng cộng các ngân hàng chào bán thành công 47,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 30% tổng lượng phát hành trong kỳ. Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản chào bán thành công 45,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 29%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xây dựng cũng huy động được gần 8,5 nghìn tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 16/7, chỉ số VN-Index tăng nhẹ lên trên ngưỡng 870 điểm.
Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng.
Theo MBS, thị trường có thể tiếp tục gặp khó khi tiệm cận vùng cản 870-883 điểm trong các phiên sắp tới, tuy vậy xu hướng hồi phục của thị trường vẫn không thay đổi, các nhịp điều chỉnh là cơ hội để tích lũy cổ phiếu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/7, VN-Index tăng 1,80 điểm lên 869,91 điểm; HNX-Index giảm 0,23 điểm xuống 115,91 điểm. Upcom-Index tăng 0,04 điểm lên 56,98 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 4,9 ngàn tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường