menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thục Quyên

Đón tin tốt từ kinh tế Trung Quốc, thế giới lại "run"?

Trung Quốc mở cửa trở lại sau gần ba năm kiểm soát Covid-19 có thể mang lại sự thúc đẩy rất cần thiết cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Kinh tế Trung Quốc đang "hồi sinh"

Có những dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đứng vững trở lại.

Ông Bernard Arnault, Giám đốc điều hành của tập đoàn bán lẻ xa xỉ LVMH nhận định, sự phục hồi của lượng khách đến các cửa hàng ở Macao đang rất ngoạn mục.

Sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước tiêu thụ hàng hóa lớn nhất có nguy cơ đẩy giá nhiên liệu, kim loại công nghiệp và thực phẩm toàn cầu tăng cao trong năm nay.

Trích dẫn dữ liệu từ Sàn giao dịch kim loại London (Anh), các nhà phân tích tại Deutsche Bank cho biết, từ đầu tháng 1 năm nay, giá đồng, nhôm và kẽm đều có khởi đầu năm tốt nhất trong 11 năm, tăng trung bình 13%. Thiếc, phần lớn được sử dụng để sản xuất đồ điện tử, đã tăng 30%, mức tăng lớn nhất trong 32 năm.

Bà Nicky Shiels, người đứng đầu bộ phận chiến lược kim loại tại nhà giao dịch kim loại quý MKS Pamp cho hay: "Chúng tôi kỳ vọng, một lượng lớn nhu cầu bị dồn nén sẽ quay trở lại thị trường, đặc biệt là sau Tết Nguyên đán".

Ông Daniel Major, nhà phân tích kim loại và khai thác tại UBS nhận thấy, nếu giá lương thực và năng lượng toàn cầu bắt đầu tăng trở lại, điều đó có thể dẫn đến giá tiêu dùng cao hơn.

Việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mở cửa trở lại có thể làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa nông nghiệp, trong khi thế giới vẫn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại.

Giá tương lai đối với lúa mì - một loại lương thực chính - vẫn cao hơn 58% so với giữa năm 2020.

Theo ông Bill Weatherburn, chuyên gia kinh tế hàng hóa tại Capital Economics, nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc - loại được sử dụng chủ yếu để làm thức ăn chăn nuôi - đã tăng 18% trong tháng 12 so với năm trước.

Với hy vọng về sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc, không chỉ hàng hóa đang tăng giá. Các cổ phiếu trong chỉ số MSCI (công cụ hỗ trợ cho người mới tham gia vào thị trường chứng khoán) của Trung Quốc đã tăng 14% kể từ khi bắt đầu giao dịch trong năm nay. Chỉ số Rồng Vàng Trung Quốc của Nasdaq (chỉ số theo dõi các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ) cũng đã tăng 19%.

Đón tin tốt từ kinh tế Trung Quốc, thế giới lại "run"?
Người dân đi mua sắm ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày 25/1. (Nguồn: Getty Images)

Nhu cầu năng lượng tăng đột biến

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại dự kiến ​​cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu về dầu mỏ. Tuần trước, IEA cho biết trong một báo cáo rằng, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có thể tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 101,7 triệu thùng/ngày trong năm nay, với Trung Quốc chiếm gần một nửa mức tăng đó.

Bà Caroline Bain, trưởng bộ phận kinh tế hàng hóa tại Capital Economics dự đoán, giá dầu sẽ tăng vào cuối năm nay khi hoạt động đi lại và tiêu dùng tăng lên.

Capital Economics dự kiến, giá một thùng dầu thô Brent, chuẩn dầu toàn cầu, sẽ tăng lên 95 USD/thùng vào cuối năm nay, tăng so với ước tính trước đó là 85 USD. Giá xăng của Mỹ đã tăng 40 cent/gallon trong một tháng, một phần là do giá dầu thô tăng kể từ đầu tháng 12/2022.

Giá dầu tăng có thể đẩy lạm phát toàn cầu lên - hoặc ít nhất là giữ lạm phát ở mức cao - ngay khi việc tăng giá tiêu dùng có dấu hiệu chững lại. Điều này sẽ làm giảm hy vọng của các doanh nghiệp và nhà đầu tư về việc các ngân hàng trung ương trên thế giới có thể sớm hoàn tất đà tăng lãi suất nhanh chưa từng có tiền lệ.

Hiện tại, các thị trường kỳ vọng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng chi phí vay thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tới, mức tăng khiêm tốn hơn so với mức tăng 50 điểm cơ bản mà cơ quan này đã thông qua vào tháng 12/2022.

Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc có thể gây khó khăn đặc biệt cho châu Âu, khi châu lục này cố gắng bổ sung các kho dự trữ khí đốt tự nhiên trước mùa Đông năm 2023 mà không có khí đốt Nga.

Giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu đã giảm 84% kể từ khi đạt mức cao nhất mọi thời đại là 343 Euro (373 USD) mỗi megawatt giờ vào tháng 8/2022.

Xu hướng đó có thể bắt đầu đảo ngược nếu Trung Quốc cạnh tranh với châu Âu để giành được một số lô hàng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cố định từ Mỹ và Qatar - những nhà cung cấp lớn nhất của khu vực.

Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), phát biểu trước một hội thảo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng: “Lượng LNG mà Trung Quốc sẽ mua từ phần còn lại của thế giới sẽ cao hơn những gì chúng ta từng thấy. Áp lực lạm phát sẽ lớn hơn, xuất phát từ nhu cầu gia tăng đối với hàng hóa và năng lượng nói riêng. ECB có kế hoạch duy trì lộ trình tăng lãi suất để giúp chế ngự lạm phát".

Không cần quá lo lắng?

Tuy nhiên, kỳ vọng về những đợt tăng giá khổng lồ trên diện rộng có thể bị thổi phồng.

Theo bà Bain, nhu cầu về thép sẽ không tăng cho đến nửa cuối năm nay, do hoạt động trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang gặp khó khăn. Quốc gia này vốn là nước tiêu thụ kim loại lớn và lĩnh vực bất động sản vẫn đang lung lay.

Ông Michael Hewsom, trưởng bộ phận phân tích thị trường tại CMC Markets cũng nhận định: “Tôi không tin rằng nhu cầu từ Trung Quốc sẽ đẩy giá khí đốt và điện tăng nhiều như mọi người nghĩ. Trung Quốc và Ấn Độ có thể nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga với giá chiết khấu. Điều này giúp đảm bảo hàng hóa từ các nhà cung cấp khác như Mỹ vẫn có thể để đến châu Âu".

Bên cạnh đó, theo nhà phân tích Major, sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể được thúc đẩy bởi tiêu dùng trong nước. Điều đó có nghĩa là giá thép và quặng sắt - những kim loại thường được sử dụng trong công nghiệp nặng - ít có khả năng tăng mạnh so với đồng và nhôm - những thứ được tìm thấy trong hàng hóa nội địa.

Ông Ben May, Giám đốc nghiên cứu vĩ mô toàn cầu tại Oxford Economics khẳng định: "Bất kỳ sự gia tăng lạm phát toàn cầu nào do sự 'hồi sinh' của Trung Quốc có thể nhỏ hơn mức mà nhiều người lo ngại. Một phần là do Trung Quốc đang tự mở cửa trở lại, không giống như Mỹ và châu Âu - nơi các biện pháp hạn chế vì Covid-19 được dỡ bỏ đồng thời. Điều đó đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng cao đối với hàng hóa trên khắp thế giới".

(theo CNN)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

15,601.50

-81.87 (-0.52%)

Biểu đồ mã Nasdaq

4.44

+0.01 (+0.26%)

Biểu đồ mã Copper
Xem thêm Xem thêm
21 Yêu thích
4 Bình luận 35 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại