Đội lái chứng khoán - Họ là ai?
Đội lái và bí ẩn về những “ông trùm” phía sau, họ là ai? Trên thị trường, nhiều cổ phiếu bị lái, anh em đầu tư không biết gì về lái thì một ngày nào đó chắc chắn anh em sẽ bị cháy tài khoản bởi những người trong bóng tối. Ở bài viết này mình không lên án hay tôn vinh hành vi của đội lái, trung lập.
I. Đội lái: Họ là ai?
– Đội lái là những người nắm chắc thông tin doanh nghiệp, có quan hệ mật thiết với người trong doanh nghiệp, hoặc có thể là lãnh đạo doanh nghiệp. Đội lái lợi dụng thông tin sớm về chuyển biến tình hình doanh nghiệp, ví dụ như DN vào chu kì tăng trưởng mạnh nhờ vận hành nhà máy mới, hay sắp chuyển nhượng 1 dự án nào đó ghi nhận lợi nhuận khủng, hoặc đầu cơ tích trữ hàng tồn kho giá rẻ, thâu tóm, thoái vốn…v…v... nói chung là họ biết được câu chuyện chính sắp tới là gì.
Quy trình làm giá gồm 4 giai đoạn: ĐẠP – GOM – ĐẨY – XẢ
1. Đạp
Ở giai đoạn này đội lái mượn hàng, có thể là thỏa thuận, hoặc mua khớp trên sàn để đạp mạnh cho các bên khác bán ra để chuẩn bị cho bước 2 là gom. Giai đoạn này có rất ít thông tin, hoặc toàn thông tin xấu, nên giá ì ạch, hoặc giảm bền vững…
2. Gom
Bước này song song với Đạp, tay trái bán tay phải mua vào giá thấp hơn, nên cuối cùng đội lái chỉ mất phí thôi. Nhà đầu tư thấy cổ phiếu giảm liên tục, tin xấu ra nhiều nên họ rất sợ, đi lên mạng tìm thông tin lại thấy nhiều tin tiêu cực hơn nữa, tâm lý sẽ bán ra. Ngoài ra họ còn nghe 1 số chuyên gia theo trường phái “Cuốn Theo Chiều Gió”, thấy cổ phiếu giảm là tìm lí do để giải thích cho việc đó, ngăn cản nhà đầu tư mua vào và khuyến nghị bán ra. Lúc này thanh khoản rất thấp, dễ rụng.
3. Đẩy
Giai đoạn này vẫn chưa có thông tin gì nhiều, thanh khoản không tăng, nhưng giá lại tăng chậm nhưng đều như vắt chanh. Lúc này nhiều người vẫn nghi ngờ bởi vì giá tăng nhưng tin tức không có, lục lại tin cũ thì toàn tin xấu,trong đầu cứ câu hỏi vì sao? Tại sao?? Nhưng trong tim thì rộn ràng tiếc nuối vì thấy tàu ngày càng xa dần….
4. Xả
Bước này là bước đầy cảm xúc và làm người ta chết trong sung sướng. Bước này kéo rất mạnh, xanh tím với khối lượng bùng nổ. Mục tiêu là để bắn tín hiệu cho đám đông, liên tục đúng top trên bảng xếp hạng về giá và thanh khoản, các bạn môi giới bắt đầu để ý, phân tích cho khách hàng mình mua. Đội lái họ cũng rất tâm lý, cung cấp đầy đủ mọi thứ cho các bạn đu đỉnh. về kỹ thuật thì đánh như sách giáo khoa, các chỉ số điều cho tín hiệu mua, về cơ bản thì tin tức bơm ra ồ ạt, ai cũng dựa vào đó để lý giải cho đợt tăng giá vừa rồi, điều này đúng nhưng quá trễ, giá đã phản ánh tin tức đó cả rồi.
Trong giai đoạn xả sẽ có 1 số chuyên gia nhảy vào phá bỉnh, chim lợn cổ phiếu, hô vượt giá trị thực này nọ, lúc này đám đông sẽ phân hoá, 1 số người sẽ trở lại nghi ngờ giá của cổ phiếu. Đội lái sẽ tát vào mồm của các chuyên gia này bằng cách kéo lên thêm 20-30% nữa, việc phân tích, nhận định sai khiến những chuyên gia này mất uy tín, họ im lặng. Và lúc này chỉ còn những người fomo thì hào khí ngất trời vì giá tăng “Đúng như dự đoán”, nhà nhà, người người đều có hàng, ai cũng tin cứ mua sẽ giàu... Thế là bắt đầu full margin, mượn thêm tiền ngoài vào đánh chứng, kêu khách hàng gia tăng tỉ trọng.
Lúc này lệnh to, thanh khoản cao, anh em sẽ thấy những lệnh múc vài tỉ, nhưng chiều bên kia thì họ kê bán liên tục… đặt bán 1000 cổ thì chỉ mua lại 700, cứ quay vòng như vậy, vừa quay vừa kéo giá đến khi ra gần hết lượng cổ phiếu nắm giữ v…v… rồi chuyện gì tới thì cũng sẽ tới.
Sau khi vừa đẩy vừa xả, còn khoảng 30% khối lượng thì thẳng tay xuống… giá cổ phiếu đỏ lè, anh em cứ nghĩ chắc chỉnh mạnh, ai chậm chân thì đây là cơ hội cuối lên chuyến tàu cuối cùng… xả được 1 phần rồi đội lái sẽ kéo lên để xả đợt cuối cùng, khi kéo lên chắc chắn rất nhiều anh em nghĩ chỉnh xong, nhảy vào cướp hàng của lái 1 cách mù quáng... và đúng như tên gọi của nó , chuyến tàu cuối cùng. Kéo hoàn thành mô hình 2 đỉnh, hàng ra hết, lúc này chỉ còn mỗi anh em nhỏ lẻ, đoàn kết… chết hết. Giá rơi như thang máy nhưng chẳng mấy người chạy được vì những lí do sau đây:
– Đau. Sợ cảm giác đau khi phải cắt lỗ
– Sĩ diện. Rất nhiều môi giới bệnh nghề nghiệp, sợ thừa nhận sai sẽ mất uy tín, mất khách hàng, kết cục là gồng tới mất khách….
Đó là những lí do chẳng mấy ai chịu nhảy khi tàu đang chìm…
III. Chi tiết các giai đoạn của cổ phiếu
1. Tích lũy
Các tổ chức, đội lái thu gom số lượng lớn cổ phiếu trong một thời gian dài chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo.
Dấu hiệu nhận biết:
Vùng giá cổ phiếu và thị trường chung sideway đi ngang, cp không rõ xu hướng tăng hay giảm, tăng cũng không quá mạnh và cũng không giảm quá sâu, lên xuống trong 1 phạm vi dao động tương đối hẹp. Thanh khoản nằm ở mức thấp và giao dịch rất ảm đạm.
=> Không nên mua vào khi cp trong vùng tích luỹ của tổ chức, nđt sẽ phải chờ rất lâu đến khi cổ phiếu chính thức bước vào chu kỳ tiếp theo, trong thời gian đó sẽ bị chôn vốn lâu dài và phải bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Nên tham gia vào cuối quá trình tích luỹ, thường ở cuối quá trình tích luỹ sẽ có sự rũ bỏ cực mạnh của tổ chức và có 1 phiên giao dịch bức thoát khỏi nền tích luỹ và xác nhận 1 xu thế tiếp theo của cổ phiếu.
2. Đẩy giá
Quá trình sau khi tổ chức đội lái thu gom được 1 lượng lớn cổ phiếu ở vùng giá thấp nhằm mục đích bán ra lượng hàng đó với mức giá cao hơn.
Giai đoạn đẩy giá bắt đầu bằng việc các nđt lớn bắt đầu tham gia mua vào với khối lượng lớn làm giá tăng mạnh, kèm theo đó là mức khối lượng giao dịch tăng đột biến.
Cuối quá trình đẩy giá thường cp sẽ có xu hướng chạy nước rút mạnh mẽ để làm nđt hưng phấn => thu hút thêm nđt bên ngoài tham gia vào.
3. Phân phối
Ở giai đoạn này, các giao dịch của cp vẫn rất sôi động, giá giao động lên xuống rất mạnh, cp được trao tay từ các tổ chức, nđt lớn sang các nđt non kinh nghiệm (nđt F0). Ở cuối quá trình phân phối, nđt sẽ bắt gặp liên tục các thông tin tốt, triển vọng của DN trên các phương tiện truyền thông, thu hút các nđt thiếu kinh nghiệm mua vào bởi nếu không sẽ bỏ lỡ “cổ phiếu vàng, cổ phiếu kim cương”
Dấu hiệu nhận biết:
Nếu 1 cp có từ 3 – 5 phiên shake out mạnh, với khối lượng lớn và biên độ dao động lớn, đó sẽ là dấu hiệu nhận biết quá trình đạt đỉnh của cp. Tổ chức đã bán số lượng lớn cp đã gom ở vùng giá thấp để thu về lợi nhuận.
Thường cp ở trong trạng thái phân phối sẽ cùng thời điểm với thời gian tt chung đạt đỉnh.
Giai đoạn này tin tốt về doanh nghiệp sẽ được bơm ra cực nhiều.
Tại sao quá trình phân phối ndt sẽ thấy được khối lượng giao dịch rất lớn ?
Tổ chức sẽ liên tục quá trình kéo lên để xả hàng cp, ví dụ muốn bán 500.000 cp A, họ sẽ kê lệnh mua vào 1.000.000 cp A bên dưới, và đặt bán 1.500.000 cp ở phía trên để tạo tâm lí cho nđt rằng cp được giao dịch rất tốt, có lượng cung cầu tương đối lớn trên tt nhầm tưởng dòng tiền lớn tham gia vào cp. Duy trì được giá cp ở mức cao, mà còn thu hút được nđt, bán ra được cp giá thấp trước đó.
4. Đè giá (downtrend)
Là quá trình sau khi tổ chức đã phân phối hết lượng hàng và rút khỏi cp, tìm 1 cp khác để tái đầu tư, bắt đầu 1 chu kỳ mới của tt. Giá cp sẽ sụt giảm cực kì mạnh, vẫn sẽ có những nhịp hồi phục nhẹ để tạo niềm tin cho các nđt “đu đỉnh”, nhưng dòng tiền lớn của tổ chức đã rút khỏi cp, không có sự đỡ giá, khối lượng giao dịch sẽ tăng mạnh ở những phiên giảm và các phiên hồi phục khối lượng nằm ở mức trung bình thấp.
Dấu hiệu:
Lượng cung lớn hơn lượng cầu của cp (bán ra nhiều hơn mua vào). CP rơi giá nhanh và có hiện tượng bán tháo của nđt.
Bài viết sơ lược vậy thôi, “Đội lái, người giúp bạn nhận ra giá trị thực, nhưng không phải là người ban phát của cải cho bạn”.
Chúc các bạn đầu tư thành công
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận