Đọc báo cáo tài chính nhận diện được 8 dấu hiệu cho thấy điều bất thường của doanh nghiệp
1. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đang tăng lên
Điều này cho thấy công ty đang sử dụng nhiều nợ hơn những gì công ty đang có. Dấu hiệu đáng báo động là khi công ty có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 100%.
Ví dụ trường hợp của: HAG
2. Doanh thu liên tục giảm qua các năm
Nếu công ty có 3 năm hoặc nhiều hơn có doanh thu sụt giảm, chứng tỏ công ty đang kinh doanh không tốt. Nếu công ty không có hướng đi mới trong việc cắt giảm chi phí hoặc thay đổi hoạt động kinh doanh thì sẽ dễ dẫn đến phá sản
Ví dụ trường hợp của LMH
3. Khoản mục "chi phí khác" trên bảng cân đối kế toán lớn bất thường
Các công ty thường có khoản mục "chi phí khác" hay biến động hoặc quá nhỏ để định lượng trên báo cáo KQKD hoặc Bảng cân đối kế toán thì đây là điều bình thường.
Nhưng nếu khoản mục "chi phí khác" có giá trị cao bất thường, chúng ta nên tìm hiểu xem "chi phí khác" này đến từ đâu (tìm hiểu trong Thuyết minh BCTC) và tại sao lại cao đến như vậy? Sau đó dự đoán khoản mục này có còn xuất hiện trong tương lai không?
Ví dụ trường hợp của DPC
4. Dòng tiền thiếu ổn định
Dòng tiền thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp tốt hay xấu. Xuất hiện trong báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
Nếu doanh nghiệp có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm tức doanh nghiệp đang thiếu tiền tài trợ Hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng ta nên xem xét nguyên nhân dẫn đến dòng tiền âm? Do doanh nghiệp cần đảm bảo khoản vay, hay do hàng tồn kho tăng lên bất thường...
5. Sự tăng lên của các khoản thu và hàng tồn kho có liên quan đến doanh thu
Tiền ở các khoản phải thu hoặc trong hàng tồn kho là các khoản tiền không tạo ra lợi nhuận, Trong khi điều quan trọng là phải có đủ hàng tồn kho để đáp ứng các đơn đặt hàng.
Tuy nhiên một công ty lại không muốn các khoản phải thu chiếm phần nhiều trong doanh thu hoặc trữ nhiều hàng tồn kho không bán được. Vậy cần phải xem xét thật kỹ, vấn đề này của công ty.
6. Liên tục phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu nhằm mục đích tăng vốn, nhiều cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường tức là số lượng cổ phần sẽ bị pha loãng hơn.
Nếu số lượng cổ phần của công ty liên tục tăng hai hoặc ba phần trăm mỗi năm cho thấy công ty đang phát hành nhiều cổ phần và làm pha loãng giá trị công ty.
7. Nợ vay luôn cao hơn tài sản đảm bảo
Có một số công ty duy trì ổn định tài sản và nợ vay khi ngành kinh doanh của công ty không phụ thuộc vào yếu tố theo mùa hoặc ít bị ảnh hưởng bởi áp lực thị trường. Kể cả các công ty trong ngành có tính mùa vụ, cũng có thể để nợ nhiều hơn so với tài sản bảo đảm.
Nợ vay cao hơn tài sản đảm bảo nằm trong kế hoạch được lập. Nếu công ty để nợ phải trả tăng cao mà không có tài sản bảo đảm cũng có thể là dầu hiệu của việc sử dụng đòn bẩy quá nhiều.
8. Giảm biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp là thước đo về tính sinh lời của công ty được tính bằng cách lấy lợi nhuận thu được trên doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định
Nên lưu ý nếu tỷ suất biên lợi nhuận giảm qua hàng quý, hàng năm. Vì biên lợi nhuận thể hiện chi phí sản xuất trực tiếp ra hàng hóa hoặc dịch vụ và biên lợi nhuận cần phải đủ để trang trải chi phí hoạt động cũng như chi phí nợ.
Nên đọc báo cáo tài chính và kết hợp các số liệu với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và phân tích ngành. Để có thể hiểu được các con số trong Báo cáo tài chính.
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường