menu
Doanh nghiệp dệt may ‘khởi động rối ren’ trong quý 1
copy link
Nguyễn Thanh Cường
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Doanh nghiệp dệt may ‘khởi động rối ren’ trong quý 1

Nội lực doanh nghiệp dệt may được kỳ vọng sẽ có bước trở lại tươi sáng trong năm 2021 khi có quá nhiều yếu tố hỗ trợ cho đà tăng trưởng của nhóm ngành này. Tuy nhiên, không hẳn doanh nghiệp nào cũng nắm bắt được những cơ hội đó. Kết quả kinh doanh tương phản trong quý 1/2021 đang dần vén màn cho bước khởi động của nhóm ngành gắn liền với những sợi vải.

Trong tổng số 20 doanh nghiệp dệt may công bố kết quả kinh doanh quý 1, có 9 doanh nghiệp tăng lãi, 6 doanh nghiệp giảm lãi, 3 doanh nghiệp báo lỗ 2 doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ.

Đứng đầu nhóm bứt phá là CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) khi ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận đồng loạt tăng trưởng, lần lượt đạt 946 tỷ đồng (tăng 20%) và 62 tỷ đồng (tăng 83%).

Kết quả kinh doanh của TCM qua các quý trở lại đây. Đvt: Tỷ đồng

Doanh nghiệp dệt may ‘khởi động rối ren’ trong quý 1
Nguồn: VietstockFinance

TCM cho rằng năm 2021 được xem là cơ hội cho ngành dệt may khi hiệp định thương mại EVFTA được thông qua hồi tháng 8/2020 và bắt đầu phát huy tác dụng khi nhu cầu vải trong nước cao dần, những nhãn hàng lớn cũng đang có xu hướng mua vải tại Việt Nam để sản xuất thay vì phải nhập từ Trung Quốc như trước kia. Ngoài ra, giá sợi những tháng đầu năm 2021 đang tăng dần giúp biên lợi nhuận được cải thiện so với các năm trước. Tuy nhiên, năm 2021 cũng sẽ có những mối nguy nhất định như ảnh hưởng từ dịch Covid-19, mặc dù đã có vaccine nhưng nguồn cung còn khá thấp.

Do có sự thay đổi về cơ cấu mặt hàng xuất bán trong kỳ đã giúp lãi ròng quý 1/2021 của Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HOSE: GIL) tăng 66% so với cùng kỳ, đạt 71 tỷ đồng, thực hiện được 39% mục tiêu đề ra trong năm 2021.

Hay như Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) cũng báo lãi quý 1 tăng 35%, đạt 70 tỷ đồng bất chấp doanh thu đi lùi. Đây cũng là quý báo lãi kỷ lục kể từ khi doanh nghiệp này niêm yết trên sàn (30/09/2015). Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ lãi gộp và do chi phí lãi vay, chênh lệch tỷ giá của hoạt động đầu tư ngắn, dài hạn cùng kỳ năm trước khá cao.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, TGĐ Đặng Triệu Hòa chia sẻ: “Động lực tăng trưởng chính cho năm 2021 đến từ thị trường phục hồi, nhu cầu khách hàng tăng lên trong khi STK là 1 trong 2 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam sản xuất sợi tái chế”.

Hiện doanh nghiệp sợi này đang “rục rịch” huy động vốn để tài trợ dự án “Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex”. Ông Hòa cho hay "Nếu hoàn thành xong dự án, quy mô của STK sẽ tăng lên gấp đôi”.

Được biết, dự án này có công suất tối đa là 60,000 tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 là 36,000 tấn (2021-2023) và giai đoạn 2 là 24,000 tấn (2023-2025). Tổng vốn đầu tư dự án là 120 triệu USD. Sản phẩm của dự án là sợi tái chế (Recycle) và các loại sợi đặc biệt có giá trị gia tăng cao.

Doanh nghiệp dệt may báo lãi ròng tăng trưởng trong quý 1. Đvt: Tỷ đồng

Doanh nghiệp dệt may ‘khởi động rối ren’ trong quý 1
Nguồn: VietstockFinance

Bóng đen Covid-19 vẫn quẩn quanh

Trong khi nhiều doanh nghiệp cùng ngành đang dần lấy lại phong độ trở lại đường đua, Garmex Sài Gòn (HOSE: GMC) vẫn chưa thể thoát khỏi đại họa Covid-19. Khép lại quý 1, GMC ghi nhận doanh thu thuần giảm 18% và lãi ròng giảm không phanh 92%, xuống còn 306 tỷ đồng và 2 tỷ đồng. Theo GMC, do tình hình dịch Covid-19 nên số lượng đơn đặt hàng của một số khách hàng giảm. Bên cạnh đó, Công ty phải nhận thêm mặt hàng gia công nội địa nên doanh số xuất khẩu giảm.

Cùng nguyên nhân, mặc dù doanh thu cải thiện 18% nhưng lãi ròng của Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) lại đi lùi 34%, ghi nhận 22 tỷ đồng. TNG cho biết do ảnh hưởng của dịch, đối với các đơn hàng mới ký với khách hàng trong quý 1, mặc dù số lượng sản phẩm tuy nhiều nhưng đơn giá thấp hơn cùng kỳ từ 5-10% trong khi các chi phí đầu vào, chi phí phải trả người lao động không giảm dẫn đến chi phí cho một sản phẩm tăng so với cùng kỳ.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) cũng không ngoại lệ khi doanh thu và lãi ròng đi lùi trong quý khởi đầu năm 2021 với doanh thu ghi nhận 3,377 tỷ đồng (giảm 15%) và lãi ròng hơn 99 tỷ đồng (giảm 12%). Tập đoàn cho biết năm 2021 được coi là năm bản lề, là năm xuất phát, mang tính then chốt, quyết định cả hướng đi và tốc độ của doanh nghiệp trong giai đoạn 2021- 2023. Trong năm này, Vinatex dự kiến đem về 17,365 tỷ đồng doanh thu (tăng 17%) và 700 tỷ đồng lãi trước thuế (tăng 18%). So với kế hoạch, quý 1 này VGT đã thực hiện được 19% chỉ tiêu doanh thu và 31% chỉ tiêu lãi trước thuế 2021.

Doanh nghiệp dệt may báo lãi ròng tuột dốc trong quý 1. Đvt: Tỷ đồng

Doanh nghiệp dệt may ‘khởi động rối ren’ trong quý 1
Nguồn: VietstockFinance

Thê thảm hơn, lãi 2 tỷ đồng hồi cùng kỳ của Tổng Công ty May Nhà Bè (UPCoM: MNB) đã phút chốc biến thành lỗ 14 tỷ đồng trong quý 1/2021 do thị trường xuất khẩu chủ lực bị ảnh hưởng bởi dịch (Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á).

Lỗ quý thứ 9 liên tiếp đã nâng tổng lỗ lũy kế của Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HOSE: FTM) lên gần 244 tỷ đồng. Nếu không tắt cơ chế lỗ trong năm 2021, cổ phiếu FTM sẽ buộc phải rời sàn. Được biết, năm 2021, FTM sẽ tiến hành đầu tư để chuyển đổi sản xuất đa dạng hóa các loại sản phẩm nhằm giảm sự phụ thuộc lớn vào thị trường xuất khẩu nói chung và Trung Quốc nói riêng. Không chỉ vậy, Công ty còn đặt kế hoạch tới tháng 6/2021 sẽ phục hồi 100% công suất cả 3 nhà máy. Trong đó, nhà máy 1 đã phục hồi và duy trì hoạt động từ đầu năm 2020 tới hiện tại. Nhà máy 2 đã vận hành được 50% công suất, dự kiến vận hành 100% công suất trong tháng 4/2021. Nhà máy 5 vận hành được 20% công suất từ đầu tháng 3/2021, dự kiến tới tháng 06/2021 sẽ đạt 100% công suất.

3 doanh nghiệp dệt may báo lỗ trong quý đầu năm 2021. Đvt: Tỷ đồng

Doanh nghiệp dệt may ‘khởi động rối ren’ trong quý 1
Nguồn: VietstockFinance

Một nghịch cảnh khác không thể không nhắc đến là trường hợp của Tập đoàn Trường Tiền (HNX: MPT). Không chỉ tiếp tục ghi nhận lỗ trong quý đầu năm, mới đây, HNX đã ra thông báo chính thức về việc cổ phiếu này sẽ bị hủy niêm yết kể từ ngày 25/05.

Nguyên nhân bị hủy niêm yết là do đơn vị kiểm toán đã từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2020. Việc từ chối đưa ra ý kiến được đơn vị kiểm toán dựa trên cơ sở nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty do không thể xác định số dư hàng tồn kho cũng như khả năng thu hồi công nợ phải thu và công nợ phải trả.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
Chia sẻ