Doanh nghiệp có nợ lớn hơn tài sản trên sàn chứng khoán
Khả năng thanh toán là thước đo quan trọng để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. Việc xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp có ý nghĩa lớn đối với không chỉ bản thân doanh nghiệp, mà còn giúp các nhà đầu tư, ngân hàng,... đưa ra được các quyết định đầu tư, cho vay phù hợp.
Với bản thân doanh nghiệp, từ những đánh giá đó, các giải pháp sẽ được đưa ra nhằm cải thiện tình hình, xử lý kịp thời các vấn đề.
Với nhà đầu tư và ngân hàng, đánh giá doanh nghiệp có khả năng trả các món nợ khi tới hạn hay không để đưa ra các quyết định đầu tư, cho vay phù hợp.
Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao chứng tỏ năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ, giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển.
Khả năng thanh toán thấp cho thấy doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính và có nhiều rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai. Về lâu dài, doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ có thể dẫn đến phá sản.
Việc duy trì tỷ lệ thanh toán phù hợp là vô cùng cần thiết để giữ vững sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn. Các chỉ số thường được dùng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Dựa vào kết quả của các chỉ số, ta có thể nhìn ra năng lực tài chính của doanh nghiệp tốt hay không.
Những doanh nghiệp đang có nợ lớn hơn tài sản trên sàn chứng khoán
Trên sàn chứng khoán, hầu hết doanh nghiệp có nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản (Tỷ số nợ trên tổng tài sản > 100%) đều thuộc sàn UPCoM, chỉ có 1 doanh nghiệp ở sàn HOSE là CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE: TTF). Đồng thời, các doanh nghiệp này đều có nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn (Tỷ số thanh toán hiện hành < 1), trừ CTCP Hàng Hải Đông Đô (UPCoM: DDM). Các chỉ số này cho thấy doanh nghiệp đang có những khó khăn tài chính tiềm ẩn.
Doanh nghiệp có nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản (tính đến cuối tháng 6/2021)
Tính đến hết tháng 6/2021, tổng tài sản của TTF ghi nhận gần 2,480 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả đến 3,051 tỷ đồng; tài sản ngắn hạn là 1,692 tỷ đồng, nợ ngắn hạn gần 3,009 tỷ đồng. Tuy nhiên, phải thấy rằng năm 2020, TTF đã có lãi ròng gần 31 tỷ đồng, sau 2 năm liên tiếp thua lỗ. Theo BCTC hợp nhất soát xét, 6 tháng đầu năm 2021, TTF lãi ròng gần 1 tỷ đồng, dù vẫn kém hơn lãi ròng cùng kỳ năm trước là 53 tỷ đồng.
Tỷ số Nợ/Tài sản của TTF
Còn trên sàn UPCoM, có đến 20 doanh nghiệp có nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản, trong đó 5 doanh nghiệp có nợ phải trả hơn gấp đôi tổng tài sản. Đáng chú ý, CTCP Xây lắp Dầu khí Miền Trung (UPCoM: PXM) ghi nhận nợ phải trả 464 tỷ đồng - gấp hơn 10 lần tổng tài sản, chỉ ở mức 46 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6/2021, PXM bị lỗ ròng 9 năm rưỡi liên tiếp, vốn chủ sở hữu âm hơn 418 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp khác có nợ phải trả gấp hơn 6 lần tổng tài sản là CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (UPCoM: NOS). Doanh nghiệp này cũng lỗ ròng 9 năm tưỡi liên tiếp. Tính đến cuối tháng 6/2021, nợ phải trả là 5,063 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 4,220 tỷ đồng…
Tất nhiên, đi kèm kết quả kinh doanh và tình hình tài chính không mấy sáng sủa, giá các cổ phiếu nói trên cũng rất thấp, đa số đều dưới mệnh giá. Mặc dù vậy, nhà đầu tư vẫn cần phải thận trọng khi giải ngân.
Ngoài các doanh nghiệp trên, 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM còn 170 doanh nghiệp đang có nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, hay Tỷ số thanh toán hiện hành < 1.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận