Doanh nghiệp có EPS tăng trưởng trong 3 năm
Tương tự ROE > 15% trong vòng 3 năm với xu hướng tăng liên tục cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, EPS > 1,500 đồng trong 3 năm và tăng liên tục cũng cho thấy doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
EPS (Earning Per Share, thu nhập trên cổ phần) là lợi nhuận sau thuế trên 1 cổ phiếu. EPS còn được hiểu như khoản lời mà nhà đầu tư có thể có được trên lượng vốn bỏ ra ban đầu, giúp nhà đầu tư xem xét có nên đầu tư vào cổ phiếu hay không.
Nhà đầu tư có 2 cách lọc cổ phiếu dựa trên EPS. Cách 1: EPS 3 năm liên tiếp (ví dụ: 2019, 2020 và 2021) > 1,500 đồng và tăng trưởng liên tục. Cách 2: Tăng trưởng EPS > 10% trong 3 năm liền (hiện nay là giai đoạn 2019-2021) và EPS 2021 > 1,500 đồng.
Cả 2 cách nói trên đều mang lại hiệu quả khả quan. Năm 2021, hầu hết trong danh mục đáp ứng tiêu chí lọc cổ phiếu theo 2 cách trên đều tăng giá, chỉ có cổ phiếu của CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 3 (HNX: TV3) giảm giá.
Lưu ý khi lọc cổ phiếu dựa trên EPS và tăng trưởng EPS, nhà đầu tư cần tiến hành thêm các bước như định giá cổ phiếu (cách cơ bản nhất là định giá theo P/E), xác định xu hướng và điểm mua,…
Danh mục cổ phiếu lọc theo cách 1
EPS 3 năm liên tiếp (2019, 2020 và 2021) > 1,500 đồng và tăng trưởng liên tục, 0 < P/E < 17
Danh mục cổ phiếu lọc theo cách 2
Tăng trưởng EPS 2020, EPS 2021 > 10% và EPS 2021 > 1,500 đồng, 0 < P/E < 17
Hạn chế của EPS
Chỉ số EPS dễ bị bóp méo khi có những biến động của doanh nghiệp: doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có chu kỳ biến động cao, doanh nghiệp bán tài sản,….
EPS sẽ giảm trong trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu thông thường hay cổ phiếu ESOP. Lúc này, nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro và giảm mức lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu.
Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi nhuận ảo bằng việc tăng số lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận