menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thạch Thảo

Điều gì khiến ngân hàng lớn của Mỹ sụp đổ trong 48 giờ đồng hồ?

Cho đến trước ngày 10/3 vừa qua, Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) vẫn là ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ, trị giá hơn 200 tỷ USD.

Bốn thập kỷ trước, SVB ra đời ngay trung tâm của khu vực nổi tiếng với sức mạnh công nghệ và năng lực quyết định sáng suốt.

Tổ chức tài chính đặt trụ sở tại California dần lớn mạnh, trở thành ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ, tập trung chăm sóc nhu cầu tài chính của các công ty công nghệ khắp thế giới, trước khi tiến đến hàng loạt quyết định đầu tư sai lầm rồi sụp đổ.

Là ngân hàng yêu thích của ngành công nghệ, các dịch vụ của SVB trở nên đắt khách hơn trong mấy năm đại dịch COVID-19.

Cú sốc thị trường ban đầu mà COVID-19 gây ra đầu năm 2020 nhanh chóng mở ra giai đoạn vàng của các công ty công nghệ mới, khi người tiêu dùng chi nhiều tiền hơn cho thiết bị điện tử và dịch vụ kỹ thuật số.

Nhiều công ty công nghệ gửi tiền vào SVB để trả lương nhân viên và chi trả các chi phí doanh nghiệp khác, dẫn đến dòng tiền vào ngân hàng này tăng mạnh. SVB cũng dùng một lượng tiền lớn từ đó để đầu tư.

Mầm mống sụp đổ xuất hiện từ khi SVB đầu tư mạnh vào trái phiếu chính phủ dài hạn, bao gồm cả trái phiếu được bảo đảm bằng các khoản thế chấp. Về cơ bản, đây là kênh đầu tư an toàn.

Tuy nhiên, trái phiếu tỷ lệ nghịch với lãi suất: Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm. Vì thế, khi Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát, danh mục trái phiếu mà SVB đầu tư cũng mất giá trị đáng kể.

Nếu SVB có thể giữ số trái phiếu đó trong một số năm đến khi đáo hạn, họ vẫn sẽ lãi. Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế xấu đi trong năm qua, các công ty công nghệ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến nhiều công ty bắt đầu rút tiền gửi trong ngân hàng về.

SVB không có đủ tiền mặt, vì thế họ bắt đầu bán một số lượng trái phiếu đang nắm giữ với giá lỗ, khiến các nhà đầu tư và khách hàng hoảng sợ.

Chỉ mất 48 giờ đồng hồ từ lúc SVB tiết lộ thông tin bán tài sản đến thời điểm SVB sụp đổ.

Vì các ngân hàng chỉ giữ một phần tài sản dưới dạng tiền mặt, nên họ sẽ dễ bị ảnh hưởng nếu hàng loạt khách hàng đột ngột rút tiền.

Dù vấn đề của SVB bắt đầu từ những quyết định đầu tư trước đó, tình trạng khách hàng rút tiền đột ngột bắt đầu từ ngày 8/3, khi họ thông báo bán trái phiếu để huy động 1,75 tỷ USD. Đột nhiên, mọi người cảm thấy báo động về nguy cơ ngân hàng hết tiền, từ đó dẫn đến tình trạng hàng loạt khách hàng kéo đến rút tiền.

Khác với những ngân hàng phục vụ kinh doanh và các hộ gia đình, khách hàng của SVB thường gửi những khoản lớn hơn. Chỉ 2 ngày sau khi thông báo việc huy động vốn, ngân hàng trị giá 200 tỷ USD sụp đổ, trở thành vụ thất bại ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Theo Guardian

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
6 Yêu thích
2 Bình luận 6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại