Điều chỉnh hay downtrend?
Trong suốt thời gian gần đây việc Thị trường Chứng Khoán Việt Nam tăng rồi giảm liên tục là vấn đề nan giải của hầu hết nhà đầu tư, việc giảm điểm của thị trường chứng khoán (TTCK) đã nối dài qua đầu tháng 8.
Gần nhất là vào phiên 5/8, VN-Index lao dốc làm Thị trường mất 50 điểm về 1.188 điểm. Trước đó, diễn biến tiêu cực của TTCK toàn cầu đã xảy ra với các chỉ số chính của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...cũng đã lao dốc mạnh.
Nhịp hồi đã quay lại ngay ngày sau đó, nhưng yếu tố náo dẫn đến vấn đề lao dốc của TTCKVN cũng như toàn cầu. Em sẽ đưa ra một vài ý sau nhé:
1.Kinh tế Mỹ suy yếu thông qua chỉ số thất nghiệp tăng, BCTC các doanh nghiệp lớn không tích cực, bên cạnh đó các tài sản rủi ro đang bị bán tháo trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chậm trễ trong việc hỗ trợ nền kinh tế.
2. Ngân hàng trung ương Nhật tăng lãi suất (từ phạm vi 0 - 0,1% lên khoảng 0,25%) mức cao nhất trong vòng 15 năm qua và phát tín hiệu sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Từ nguyên nhân đó đã khiến các giao dịch Carry trade tỷ giá USD/JPY chịu thua lỗ nặng, gây áp lực về dòng tiền lên các kênh đầu tư khác.
Vấn đề lo ngại đồng Yên tăng giá đã khiến các nhà đầu tư phải bán bớt một số tài sản để trả nợ, ví dụ như chứng khoán Mỹ. Ban đầu, những động thái này được kích hoạt bởi đợt tăng lãi suất của BoJ, nhưng nỗi lo về tốc độ tăng trưởng toàn cầu đã đổ thêm dầu vào lửa trong vài ngày qua và biến động càng trở nên dữ dội.
3. Việc bất ổn địa chính trị trên thế giới xuất hiện diễn biến căng thẳng mới.
Tóm lại, việc điều chỉnh mạnh theo xu hướng chung của TTCK toàn cầu trong ngắn hạn là không tránh khỏi. Việc Thị trường mất điểm số trong ngày thứ 2 vừa qua là quá lớn so với nội tại của TTCKVN.
II. LÀM GÌ VỚI THỊ TRƯỜNG NÀY ?
Nhìn lại một chút về quá khứ hứng khoán Việt Nam từng trải qua nhiều phiên biến động mạnh với mức giảm của VNINDEX thậm chí còn sâu hơn phiên 5/8 vừa qua.
Từ khi biên độ HoSE trở lại mức +/-7% đầu năm 2013 đến nay, VNIndex đã có 24 lần giảm trên 4% trong một phiên, đa phần tập trung trong giai đoạn 2020-2022, sau khi Covid phủ bóng đen lên thị trường tài chính toàn cầu.
Bảng thống kê những lần giảm điểm của VNINDEX
- Chứng khoán Việt Nam thường hồi phục khá nhanh sau những cú rơi sâu, nhưng hồi phục rồi có bền được hay không cũng tuỳ theo từng thời điểm, bối cảnh của nền kinh tế/chính trị của giai đoạn đó nữa.
Và trước hết không cần phải quan tâm tới quá nhiều yếu tố xung quanh, đừng cứ xoay quanh mãi về các yếu tố trên TG, cứ nhìn vào cá nhân của từng DN trong nước. Có thể, những yếu tố đó sẽ ảnh hưởng trong ngắn hạn nhưng về lâu về dài thì chủ chốt vẫn là xoay quanh những câu chuyện về DN.
Ví dụ như những phiên lao dốc gần đây, quan sát những DN như OIL, VNM, BSR mức độ ảnh hưởng của TT lên những CP này đâu là bao nhiêu. Tóm lại, những doanh nghiệp nào đủ tốt, nó sẽ trụ lại tốt dòng tiền thông minh sẽ biết tìm đến đúng nơi.
Chiến lược hiện tại cá nhân em tiếp tục đi vẫn là chờ xem diễn biến một vài phiên tới xem tình hình thế giới có ổn định trở lại hay tiếp tục xấu đi.
+ Nếu diễn biến theo chiều hướng tích cực thì TT có khả năng sớm hồi phục. AC có thể bắt đầu quan sát những DN có lợi nhuận Q2 tích cực -> Với mục tiêu đầu tư cho 2 quý cuối năm theo hướng DN tăng trưởng và triển vọng tăng trưởng
+ Còn nếu đi theo kịch bản chưa khả quan thì cứ tiếp tục theo hướng cũ mà hành động: tiếp tục quan sát đợi thị trường cân bằng trở lại.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận