menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Tiến Hoàng

Điện than sẽ thành “dĩ vãng”

Việc dự thảo Quy hoạch điện VIII ưu ái điện than như đang quay lưng lại với thành quả chuyển dịch sang năng lượng sạch mà Việt Nam đã đạt được.

Tài chính điện than đang cạn kiệt

Nhật Bản và Hàn Quốc, hai trong ba quốc gia từng có tài trợ cho nhiệt điện than Việt Nam đã cam kết chấm dứt tài trợ. Vậy, nguồn vốn từ đâu để xây dựng 27 nhà máy điện than theo Quy hoạch điện VIII?

Thực tế, theo tổng hợp của Trung Tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), có đến 18 dự án, tương đương hai phần ba số lượng nhà máy và công suất trên tổng số 27 nhà máy dự kiến xây dựng là hoàn toàn chưa tiếp cận được tài chính.

Hàng loạt dự án điện than chậm tiến độ vì thiếu vốn trong thời gian qua có vẻ như chưa đủ để những nhà hoạch định chính sách thức tỉnh "cơn mê" điện than.

Với cam kết chấm dứt tài trợ điện than của Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể nhìn thấy một tương lai “đen như than” của các dự án này cũng như số phận của bản Quy hoạch điện VIII nếu tiếp tục ưu ái điện than.

Điện than sẽ thành “dĩ vãng” sau COP26

Phát thải khí nhà kính của Việt Nam đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 10 năm qua, so với mức tăng trung bình của thế giới là 15%. Theo Our World in Data than đá là thủ phạm chính khi đóng góp đến 54% lượng phát thải do đốt nhiên liệu hóa thạch.

Với kế hoạch xây thêm 27 nhà máy nhiệt điện than trong vòng 15 năm tới, phát thải khí nhà kính của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng lên tương ứng, đi ngược lại với nỗ lực của cộng đồng quốc tế về cắt giảm phát thải.

Theo Hiệp định Khí hậu Paris 2015 mà Việt Nam là một thành viên tham gia ký kết, thế giới đã thống nhất cắt giảm phát thải nhằm giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C trong thế kỷ này và theo đuổi các nỗ lực giữ cho nhiệt độ không tăng quá 1,5 độ C.

Thực tế, cam kết khí hậu của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế được xem là “cực kỳ bất hợp lý” (critically insufficient), theo đánh giá của Climate Action Tracker. Tổ chức nghiên cứu độc lập này cho rằng cam kết của Việt Nam “phản ánh nỗ lực tối thiểu hoặc không cần hành động, và hoàn toàn không phù hợp với giới hạn nhiệt độ 1,5 độ C của Hiệp định Paris. Nếu tất cả các quốc gia đều làm như Việt Nam, sự nóng lên toàn cầu sẽ vượt quá 4 độ C”.

Nói cách khác, Việt Nam đang bị xem là nước góp phần gây ra thảm họa khí hậu. Điều này từng được thể hiện qua phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), ông Jim Yong Kim 5 năm trước: “Nếu Việt Nam tiếp tục phát triển thêm 40.000MW điện than, nếu toàn bộ khu vực thực hiện các kế hoạch xây thêm điện than tại thời điểm này. Mọi thứ sẽ chấm dứt và đó sẽ là thảm họa cho nhân loại và hành tinh của chúng ta”.

Kể từ Hiệp định Paris năm 2015, số dự án điện than được đề xuất xây mới đã bị loại bỏ đến 76% trên toàn cầu. Hiện nay, đã có 44 quốc gia cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than mới và 40 quốc gia khác hiện cũng đang sẵn sàng cam kết tương tự sau khi hủy bỏ các dự án nhà máy điện than đã được đề xuất trước đó.

Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, ông António Guterres kêu gọi tất cả các Chính phủ, các công ty và chính quyền địa phương “chấm dứt cơn nghiện than chết người” bằng cách hủy bỏ tất cả các dự án điện than toàn cầu. Ông nói rõ, việc loại bỏ dần nhiệt điện than là “bước quan trọng nhất duy nhất để đạt được mục tiêu 1,5 độ C của Hiệp định Paris”.

Dự thảo Quy hoạch điện VIII dường như đang đi vào "vết xe đổ" nhiệt điện than mà thế giới đã và đang từ bỏ, đồng thời quay lưng lại với thành quả chuyển dịch sang năng lượng sạch bước đầu mà Việt Nam đã đạt được trong hai năm qua.

Các chuyên gia năng lượng cho rằng, những trái khoáy đó cần phải được loại bỏ và điều chỉnh kịp thời để cùng chiều với cuộc cách mạng năng lượng sạch mà thế giới đang triển khai ở tốc độ và quy mô không thể cưỡng lại.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc với Bộ Công thương về hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII)

Trước đó, ngày 5/11, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì làm việc với lãnh đạo Bộ Công thương về việc hoàn thiện Quy hoạch điện VIII để chuẩn bị cho các hội nghị lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Công Thương báo cáo, các ý kiến thảo luận, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kết luận, Quy hoạch điện VIII là một trong các quy hoạch có độ phức tạp cao và được nhiều cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, cũng như các địa phương đặc biệt quan tâm.

Theo lãnh đạo Chính phủ, thời gian qua còn có nhiều ý kiến tiếp tục góp ý thêm nhằm tiếp tục hoàn thiện với mục tiêu phát huy lợi thế vùng, miền, xu hướng công nghệ mới và yêu cầu bảo vệ môi trường để phát triển bền vững ngành điện, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia theo đúng định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công thương tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện VIII, đồng thời khẩn trương chuẩn bị tài liệu phục vụ các hội nghị lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học và các địa phương về Quy hoạch điện VIII.

Về nội dung Quy hoạch điện VIII, Phó Thủ tướng lưu ý, Bộ Công thương tiếp tục rà soát quy hoạnh phát triển nguồn điện theo hướng bảo đảm cao nhất cân bằng cung cầu nội vùng (Bắc, Trung, Nam), kết hợp sử dụng hợp lý, kinh tế lưới điện truyền tải liên kết hiện có và đang đầu tư xây dựng, bảo điểm hiệu quả chung cao nhất.

Đồng thời, Bộ Công thương cũng phải đánh giá kỹ thêm về mức độ dự phòng nguồn điện tối ưu và hợp lý của hệ thống điện quốc gia và hệ thống điện từng miền, có tính đến phương án điều hành bảo đảm cung ứng điện khi tỷ lệ thực hiện nguồn điện không đạt 100% so với quy hoạch và phương án cân đối dự phòng công suất nguồn điện không tính đến nguồn điện mặt trời.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương rà soát kỹ về quy hoạch một số nguồn điện có tính khả thi không cao hiện chưa giao chủ đầu tư hoặc đã có chủ đầu tư nhưng có đề nghị không tiếp tục triển khai, nhất là các dự án nhiệt điện than; đề xuất các phương án xử lý phù hợp trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu thông điệp của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc (COP26).

Cùng với đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng yêu cầu Bộ Công thương bổ sung làm rõ về các tiêu chí xác định các dự án trọng điểm, ưu tiên trong Quy hoạch điện VIII.

Về chuẩn bị tổ chức các hội nghị, lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Công thương khẩn trương rà soát, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước, các địa phương về dự thảo Quy hoạch điện VIII để lắng nghe nhiều chiều về quy hoạch nguồn và lưới điện, sử dụng điện, vấn đề giá điện v.v...; đề xuất thành phần, chuẩn bị nội dung và chương trình các hội nghị để trao đổi công khai, minh bạch và dân chủ tại hội nghị, báo cáo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả