Diễn biến vĩ mô và dự báo các kênh đầu tư
Báo cáo kinh tế tháng 5/2023 mới ra, nhìn chung là mọi thứ vẫn chưa mấy sáng mọi người a. Chỉ số IIP có tăng 2,2% nhưng nếu chung quy 5 tháng thì vẫn thấp. Xuất nhập khẩu vẫn khó vì Mỹ và Châu Âu đang khó khăn người dân chi tiêu thấp, mà Việt Nam thì lại suất khẩu qua Mỹ với Châu Âu nhiều.
1: CẬP NHẬT HÌNH VĨ MÔ:
Báo cáo kinh tế tháng 5/2023 mới ra, nhìn chung là mọi thứ vẫn chưa mấy sáng mọi người a. Chỉ số IIP có tăng 2,2% nhưng nếu chung quy 5 tháng thì vẫn thấp. Xuất nhập khẩu vẫn khó vì Mỹ và Châu Âu đang khó khăn người dân chi tiêu thấp, mà Việt Nam thì lại suất khẩu qua Mỹ với Châu Âu nhiều.
Để kích cầu xuất khẩu là khá khó vì phụ thuộc nước bạn, mình chỉ có thể tác động vào lãi suất và giúp giá cả hàng hóa của mình cạnh tranh hơn thôi, tuy nhiên nước bạn khó khăn thì để họ chi tiêu nhiều hơn cũng khó.
Nội lực Việt Nam mình vẫn tốt, dự trữ USD nửa đầu năm nay tốt, USD cũng vào Việt Nam tốt nữa (điểm cộng năm 2023 là USD vẫn vào, không có USD vào sẽ còn áp lực hơn nhiều)
Cái khó nhất hiện tại của chính sách tiền tệ đó là tiền nhiều, dư tiền, thanh khoản cao mà nhu cầu vay chi tiêu của doanh nghiệp, người dân thấp = tín dụng thấp = tiền không được đưa ra nền kinh tế.
Vậy tiếp theo sẽ làm gì để giải quyết bài toán đưa tiền ra thị trường?
Việt Nam hiện tại có kích cầu tiêu dùng bằng việc giảm 2% thuế VAT, ngoài ra đầu tư công nửa đầu năm chậm thì cuối năm sẽ chạy lại thôi, giải ngân đạt chỉ tiêu hay không thì mình không rõ nhưng sẽ phải gấp rút vào nửa cuối năm, thường năm nào cũng vậy.
Nhìn vào công thức này mọi người cũng có thể tự suy ra điều đó nhé:
GDP = C + I + G + (X-M)
C: Chi tiêu của người dân.
I: Chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp: máy móc, xưởng vv..
G: Chi tiêu của chính phủ.
X-M: Xuất khẩu ròng.
Lạm phát cũng đang giảm dần không tăng mạnh như 2 tháng đầu năm 2023 nữa, năm nay lạm phát vẫn ổn thôi, điều này là quan trọng vì nó không gây áp lực nhiều lên chính sách tiền tệ.
Ngân hàng nhà nước vừa giảm lãi suất điều hành lần thứ 3, có thể trong năm nay sẽ vẫn còn đợt giảm lãi suất điều hành tiếp khi mà USD vẫn có dấu hiệu vào + lạm phát kiểm soát tốt.
Lãi suất huy động và cho vay cũng đã giảm dần và sẽ giảm rõ ràng hơn vào cuối năm nay và đầu năm 2024. Ngoài ra rất nhiều gói lãi suất huy động với mức lãi suất cao trước đó cũng sắp đáo hạn, hi vọng sắp tới người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn.
= Mọi thứ xấu nhất đang xấu nhất, và đỉnh xấu nhất đang ở quanh đây rồi.
2: DỰ BÁO CÁC KÊNH ĐẦU TƯ:
BẤT ĐỘNG SẢN:
Với bất động sản hiện tại Chính phủ cũng đang tìm cách cứu rồi, đang gỡ dần pháp lý, rồi trái phiếu. Bất Động Sản là xương sống mà, một phần cũng vì nó mà kinh tế chậm như hiện nay.
Về quyết định mua hay bán mình vẫn giữ quan điểm xuyên suốt trong 1 năm qua là cuối năm nay sẽ mua vào được rồi. Giai đoạn khó nhất của thị trường bất động sản sẽ nằm ở cuối năm nay, năm sau sẽ hồi phục dần (đừng bị hiểu nhầm với sốt đất trở lại nhé mọi người).
Quan điểm của mình BĐS chu kỳ tới sẽ lựa chọn phân khúc an toàn, có tính tiêu dùng, ven đô, ưu tiên BĐS ven đô có dòng tiền nhỏ và có lãi vốn bền vững (dòng tiền quanh 1-1,5% là đẹp), không phải để lấy lợi nhuận từ dòng tiền mà để đảm bảo rằng lô đất đó có giá trị sử dụng và còn động lực tăng giá về sau.
Cụ thể là những nơi được hưởng lợi từ đầu tư công, hạ tầng triển khai mạnh, KCN có nhà máy mới xây dựng, có tuyển công nhân, nhân viên vv..
Còn những phân khúc khác mình nghĩ vẫn sẽ tiếp tục chậm. Đặc biệt vẫn chậm với những phân khúc lãi vốn cao, tính sử dụng không có, loại BĐS này nếu nhà đầu tư có mua từ tiền nhàn rỗi và giữ lâu năm thì được chứ để đầu tư 1-2 năm tới thì vẫn còn khó.
CHỨNG KHOÁN:
Về dài hạn 2-3 năm tới cá nhân mình thấy VNI đã thoát khỏi pha 4 (pha giảm) và đang hình thành pha 2 (pha tích lũy). Với tích sản thì giai đoạn này tích sản đẹp rồi, anh chị em chia tiền ra mua dần ở những phiên điều chỉnh thôi.
Ngoài ra cơ hội đầu tư ngắn trong 6 tháng đến 1 năm vẫn nhiều, ví dụ như dòng chứng khoán khi lãi suất giảm dần và câu chuyện KRX đi vào vận hành. Rồi dòng BĐS đợt rồi nhiều cổ kéo lên mạnh một phần vì lãi suất giảm và những chính sách tháo gỡ cho thị trường BĐS, và còn lý do theo thuyết âm mưu nữa đó là kéo cổ BĐS để lấy 1 phần tiền đáo hạn trái phiếu đợt tới ( thuyết âm mưu thôi nhưng có cơ sở nhé).
Với thị trường chứng khoán thì trong những năm tới cá nhân mình đánh giá tiềm năng hơn nhiều so với kênh bất động sản. Tuy nhiên mình có quan điểm lâu nay đó là dù chứng khoán có tốt thì vẫn rút dần lãi từ chứng khoán ra mua BĐS chứ không All tất tay vào chứng khoán.
VÀNG:
Vàng đã tăng từ đầu năm tới giữa năm như mình đã dự báo, hiện tại mình nghĩ vàng sẽ lình xình vùng này và không còn nhiều động lực tăng giá nữa. USD thì cũng đã giảm rồi, suy thoái thì cũng hiện rõ rồi, nó cũng đã phản ánh vào giá vàng rồi, vì thế mình nghĩ vàng không còn là cơ hội đầu tư tối ưu giai đoạn tới nữa. À trừ khi có war .
GỬI TIẾT KIỆM:
Lãi suất huy động đang giảm dần, sắp tới cũng sẽ đáo hạn tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cao trước đây. Lãi tiết kiệm xu hướng giảm dần dẫn tới một số kênh tài sản sẽ hấp dẫn hơn trong giai đoạn tới. Tuy nhiên với những anh chị em nếu không chuyên săn tìm cơ hội đầu tư thì có thể gửi tiết kiệm ngắn thêm 6-9 tháng nữa cho an toàn, sau đó đáo hạn sẽ có khá nhiều cơ hội mua tài sản tốt đấy ạ.
Một năm trước mình đều nói về những khó khăn, nhưng ở giai đoạn tới mình thấy cơ hội bắt đầu xuất hiện nhiều hơn rồi.
Chúc anh chị em đầu tư thắng lợi nhé.
Hoàng Vinh - Đầu Tư Bền Vững
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường