ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận 2021 đi ngang, chia cổ tức tối thiểu 50% LNST
Sáng ngày 26/04, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2021. Năm 2021, VNM đặt kế hoạch doanh thu trên 62 ngàn tỷ đồng, tăng 4.1% so với thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế (LNST) dự kiến đi ngang, xấp xỉ 11.2 ngàn tỷ đồng.
Kế hoạch lợi nhuận đi ngang
VNM định hướng trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất Đông Nam Á. Công ty sẵn sàng cho các hoạt động M&A và mở rộng quan hệ hợp tác theo 3 hướng tích hợp dọc, ngang và kết hợp. Trong đó, ưu tiên tìm kiếm công ty sữa tại các quốc gia khác nhằm mở rộng thị trường, tăng doanh số.
Công ty tiếp tục thâm nhập các thị trường mới với chiến lược chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang hình thức hợp tác sâu với đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.
Về chỉ tiêu tài chính, VNM đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2021 đạt 62,160 tỷ đồng, tăng 4.1% so với thực hiện năm 2020. LNST dự kiến đi ngang, đạt 11,240 ngàn tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh từ 2017-2020 và kế hoạch 2021 của VNM
Đvt: Tỷ đồng
Dự chi tạm ứng cổ tức 2021 tổng tỷ lệ 29%
Cổ tức năm 2021 của VNM dự kiến tối thiểu 50% trên LNST mang về. HĐQT lên phương án thanh toán 2 đợt đầu tiên lần lượt với tỷ lệ 15% (vào tháng 9/2021) và 14% (vào tháng 2/2022). Phần còn lại sẽ do ĐHĐCĐ thường niên 2022 quyết định.
Kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 của VNM
Năm 2020, doanh thu thuần và LNST của VNM đạt lần lượt 59,723 tỷ đồng và 11,236 tỷ đồng, tăng 6% và 6.5% so với năm 2019. Riêng Sữa Mộc Châu (MCM), sau một năm về với VNM đã ghi nhận sự bứt phá, với doanh thu thuần năm 2020 đạt 2,823 tỷ đồng, tăng 10.3%, và LNST đạt 281 tỷ đồng, tăng 68.2% so với năm 2019.
Với kết quả trên, HĐQT VNM trình cổ đông thông qua việc chia cổ tức đợt 3/2020 với tỷ lệ 11% (1 cp nhận 1,100 đồng), dự kiến thanh toán vào tháng 6/2021. Trước đó, Công ty đã 2 lần chi tạm ứng cổ tức với tổng tỷ lệ 30%.
Dịch Covid-19 kìm hãm tăng trưởng của ngành sữa trong năm 2020
Theo báo cáo thường niên, Ban lãnh đạo VNM dẫn số liệu Tổng cục Thống kê cho biết GDP năm 2020 tăng 2.91%, tuy là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Các biện pháp giãn cách xã hội, ở khía cạnh tích cực giúp kiểm soát hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh, nhưng đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng tại chỗ (on-premise) khi nhiều cơ sở du lịch, ăn uống, trường học phải đóng cửa, trong khi mức tăng của tiêu dùng tại nhà (off-premise) không đủ bù đắp cho sự sụt giảm này.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng còn bị ảnh hưởng khi cả nước có tới 32.1 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh và thu nhập bình quân của người lao động giảm 2.3% (GSO). Theo đó, ngành hàng tiêu dùng nhanh ghi nhận mức giảm 7% về giá trị và riêng ngành sữa giảm 6% (AC Nielsen).
Tiếp tục cập nhật...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận