[ĐHĐCĐ Chứng khoán HSC] HFIC đề nghị chia cổ tức hết bằng tiền mặt, HSC "đau khổ" vì nhiều năm không tăng được vốn
Đại diện HFIC phản đối phương án tăng vốn tại HSC cũng như yêu cầu chia cổ tức 2021 toàn bộ bằng tiền mặt. Trong khi đó, lãnh đạo HSC cho biết, nếu không tăng vốn, khả năng mất thị phần rất lớn.
Mục tiêu lợi nhuận tăng nhẹ 5%, tổng cổ tức dự kiến chia 32,5%
CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: HCM) vừa tổ chức ĐHĐCĐ năm 2022. Năm nay, HSC đặt kế hoạch doanh thu 3.593 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2021, lợi nhuận trước thuế 1.502 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.202 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với thực hiện năm 2021.
Các mảng đóng góp chính là môi giới 1.051 tỷ đồng, giảm 24%, mảng lãi từ cho vay ký quỹ 1.540 tỷ đồng, tăng 31% và tự doanh 884 tỷ đồng, tăng 22%. Bên cạnh đó còn có mảng tư vấn tài chính 87 tỷ đồng, tăng 87% và doanh thu khác 30 tỷ đồng.
Mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp, HSC đặt mục tiêu tăng trưởng 87% so với 2021.
Năm 2022, HSC có kế hoạch phát hành cho cổ đông hiện hữu 228,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 50% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, tỷ lệ thực hiện quyền 2:1, giá phát hành 10.000 đồng/cp.
Nguồn vốn huy động được dự kiến 2.286 tỷ đồng, trong đó bổ sung cho hoạt động cho vay ký quỹ là 1.786 tỷ đồng, tự doanh 500 tỷ đồng.
HSC cũng có kế hoạch phát hành 16 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ quản lý công ty, giá phát hành 10.000 đồng/cp. Số cổ phiếu này sẽ được chuyển nhượng tối đa 40% sau 1 năm; tối đa 30% sau 2 năm, và 30% sau 3 năm.
Năm 2022, tổng tài sản HSC dự kiến đạt 25.000 tỷ đồng, nhích nhẹ 3%, chủ yếu khoản cho vay ký quỹ và tài sản tài chính. Dự kiến HSC mở rộng quy mô kho trái phiếu từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng qua đó tạo kho dự trữ thứ cấp để linh hoạt bổ sung vốn lưu động khi cần thiết.
HSC cũng đẩy mạnh tìm kiếm nguồn vay trong và ngoài nước với chi phí hợp lý. Tổng khoản vay nước ngoài dự kiến 250 triệu USD. Công ty cũng lên kế hoạch phát hành trái phiếu để tăng tính chủ động trong sử dụng vốn và đa dạng hoá cơ cấu nguồn vốn.
Cổ tức năm 2021, HSC đã tạm ứng cổ tức tiền mặt đợt 1 là 5%, đợt 2 là 2,5% tiền mặt và 25% bằng cổ phiếu.
HFIC đề nghị chia cổ tức hết bằng tiền mặt, HSC "đau khổ" vì nhiều năm không tăng được vốn
Trước tờ trình, đại diện vốn cổ đông nhà nước HFIC cho rằng, việc phân phối lợi nhuận do HFIC là cổ đông Nhà nước, theo đso căn cứ NĐ 140 đề nghị xem xét phần lợi nhuận còn lại trong phương án phân phối lợi nhuận, trường hợp chia cổ tức đợt 2 đề nghị chia hết bằng tiền mặt.
Về phương án tăng vốn, theo quy định, HFIC phải thoái vốn, không đầu tư thêm, nên không đề nghị phương án tăng vốn. Với dự thảo điều lệ, quy chế hoạt động thì nội dung công phu, chi tiết, nhưng góc độ Nhà nước có một số nội dung chưa đủ cơ sở thông qua như: trong cơ chế hoạt động phải tông qua ý kiến HĐQT bằng văn bản, qua rà soát Luật Doanh nghiệp không quy định nội dung này.
Ông Johan Nyvene: Phần vốn góp của HFIC vẫn bị treo, doanh nghiệp đã phải 2 lần hủy họp ĐHĐCĐ thường niên. HĐQT và Ban Tổng giám đốc đã làm tất cả giải pháp để có sự tự tin nhất định khi tổ chức cuộc họp lần này.
Như đề xuất của đại diện vốn cổ đông HFIC, chia hết bằng tiền mặt của phần lợi nhuận còn lại, có thể sẽ trở thành CTCK nhỏ hơn các CTCK hàng đầu khác. Bởi 2 năm qua, họ đã tăng vốn 2-3 đợt. Và CTCK lớn nhất hiện nay có vốn hơn 14.000 tỷ đồng, còn HSC tính cả số vốn góp của HFIC chưa được sử dụng chỉ mới chưa bằng 1/2 CTCK lớn nhất. Số cổ tức nếu chia hết, không khác nào xin giảm vốn.
Có 3 công ty phát hành vài lần, số vốn tăng rất lớn, còn HSC mới tăng 1 lần, hơn nữa trì trệ và yếu kém. Trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp nào vốn lớn thì lấy được thị phần. Nếu HSC không tăng vốn mà tiếp tục giảm vốn thì sẽ tiếp tục bị mất thị phần.
Ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc: Tất cả các CTCK đều tăng vốn lớn, vốn đó bắt buộc phải có để cạnh tranh. Đơn giản, margin được quyết định bởi quy mô vốn công ty, không tăng vốn sẽ không có khả năng cạnh tranh. Hai năm qua, một số CTCK bứt phá mạnh mẽ VPS, VND, SSI thì HSC có kế hoạch gì để không tụt hậu.
Công ty căn cứ cơ sở nào để sử dụng nguồn vốn từ đợt phát hành cổ phiếu để mang lại hiệu quả?
Ông Trịnh Hoài Giang - Tổng Giám đốc HSC: căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn (HSC có thể dự báo được), và căn cứ vào phân bổ nhu cầu này để tối đa hoá lợi ích, đảm bảo an toàn cho hoạt động thường xuyên. Nhu cầu lớn nhất vẫn là cho vay ký quỹ, đi kèm với giao dịch cổ phiếu. HSC có đủ cơ sở khách hàng và quan hệ khách hàng tốt để tự tin có thể tăng gấp đôi nhu cầu margin kể cả thị trường giảm sút.
HSC hiện đang sử dụng tỷ lệ 1 vốn 2 nợ, và đang muốn tăng thêm vay ngân hàng. Khi dùng đòn bẩy, thì tỷ suất lợi nhuận/vốn sẽ cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay.
Phân bổ vốn vào tự doanh, HSC là đơn vị phát hành CW lớn nhất nhì trên thị trường, cần vốn lớn, và có tỷ suất lợi nhuận khoảng 30% trên vốn cổ đông. Nếu phát hành và kinh doanh ttoos thì mảng này có tỷ suất tốt (nhờ kỹ thuật giao dịch của HSC tốt và ngày càng cải thiện)
Và bảo lãnh phát hành, các năm trước HSC không làm nhiều, nhưng sắp tới, dự kiến trong kế hoạch có 1 số bảo lãnh cả ngàn tỷ đồng. Kì vọng có được lợi nhuận tốt. Tỷ suất lợi nhuận/vốn đều đặt target trên 20% thì tập trung.
Riêng với bảo lãnh phát hành và giao dịch TPDN, hiện thị trường đang thay đổi nhiều, có nhiều vấn đề liên quan đến an toàn của NĐT, phân biệt nhà đầu tư chuyên nghiệp và chưa chuyên nghiệp…các quy dịnh về TPDN hiện nay làm HSC thận trọng hơn, HSC dứt khoát sẽ làm các sản phẩm về lãi suất và TPDN nhưng phải khác với thực tiễn bùng nổ trong 2 năm qua, HSC quan niệm không bao giờ bán sản phẩm tài chính mà làm cho NDT bị thiệt hại.
Thị trường Trái phiếu và cổ phiếu hoàn toàn khác nhau, với thị trường trái phiếu HSC luôn nỗ lực cao nhất để bán cho nhà đầu tư những sản phẩm an toàn.
Hiện nay NHNN cũng siết chặt về cung cấp vốn cho CTCK, bằng các quota tín dụng. HSC có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, có bị ảnh hưởng, nên cần cổ đông ủng hộ cho việc tăng vốn, phải tăng vốn mới đi vay được nhiều hơn, tuân thủ được các hạn mức cho vay và bảo lãnh phát hành.
Tăng vốn là sống còn đối với HSC, không phải là số lượng là con số mấy nghìn tỷ mà còn là cơ hội. Chúng tôi thực sự đau khổ trong 2 năm qua không thể nào tăng vốn kịp với cơ hội mở ra trên thị trường.
HSC mất rất nhiều khách hàng có những khách hàng truyền thống đã đi qua CTCK khác vì đơn giản CTCK khác tăng vốn nhanh hơn.
Phí giao dịch một số CTCK thấp hơn HSC, công ty có quan điểm gì?
Ông Trịnh Hoài Giang: Ngay trong tháng này, HSC sẽ thay đổi mức phí giao dịch sao cho đơn giản, dễ tính và cạnh tranh.
Về lâu dài, phí giao dịch trên thị trường dần dần về 0, HSC có kế hoạch thay đổi cách tính phí.
Kế hoạch 2022 đã bao gồm mức phí thay đổi, phí giảm đi, nhưng tổng lãi thu được sẽ tăng thêm. Một trong các yếu tố đó là chi phí vay ngân hàng sẽ giảm đáng kể, với mức phí giao dịch mới HSC có biện pháp để thu hút nhiều hơn tiền giao dịch của nhà đầu tư.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận