Đề xuất gói hỗ trợ bổ sung gần 40.000 tỷ đồng
TS. Cấn Văn Lực đã đề xuất 7 gói, giải pháp hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, với tổng giá trị lên gần 40.000 tỷ đồng, chưa kể giá trị hỗ trợ khi điều chỉnh, gia hạn các chính sách hiện hành.
Khó khăn tăng cao
Diễn biến dịch COVID-19 vẫn đang phức tạp và có nhiều tác động đến đời sống kinh tế, xã hội. TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính ngân hàng, cho rằng hiện nhiều doanh nghiệp trong Nam, ngoài Bắc đều phải sử dụng các biện pháp 3T - ăn tại chỗ, ngủ tại chỗ, làm việc tại chỗ hay biện pháp 1 cung đường 2 điểm đến. Điều này khiến các doanh nghiệp phải tốn chi phí rất lớn để lo cho người lao động, đảm bảo công việc và an toàn sức khoẻ.
Khó khăn về vốn cũng là câu chuyện thường trự với mọi doanh nghiệp. Thế nhưng theo ông Hoàng Ly, Giám đốc công ty Viễn thông Thăng Long cho biết, là công ty thương mại thuần túy, nên với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ thì doanh nghiệp chỉ phụ thuộc chủ yếu vào chính sách thuế, quyền lợi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chứ không trông mong gì vào hỗ trợ từ vay vốn ngân hàng. Lý do là, các ngân hàng hiện nay đa phần là ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động kinh doanh đúng nghĩa là kinh doanh tiền, không thuận theo các điều kiện của ngân hàng thì không vay được vốn, càng không trông mong gì về việc giảm lãi suất.
TS. Nguyễn Trí Hiếu
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng trước thực trạng đó, các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cần tiến hành một số giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế, phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian trước mắt như: Cần bổ sung một số ngành sản suất dịch vụ, duy trì sản xuất hàng hóa thiết yếu như các cơ sở chế biến thực phẩm từ các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, tạo điều kiện ổn định lưu thông sản xuất hàng hóa.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy mạnh hơn đơn giản hóa các thủ tục hành chính, trong đó ưu tiên tiến hành giải quyết và trả kết quả hành chính online. Đặc biệt là các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu, để tiết kiệm thời gian chi phí cho doanh nghiệp, tránh ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Giải pháp cấp bách
Mới đây, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đã đề xuất 7 gói, giải pháp hỗ trợ cấp bách cho người dân và doanh nghiệp như sau:
Từ thực tế cho thấy, khâu thực thi còn chậm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội quyết liệt như hiện nay. Vì vậy, cần có thời hạn thực hiện cụ thể để đẩy nhanh những hỗ trợ quý giá này.
Các chính sách này cùng với các gói giảm phí, lệ phí khác nên được tính toán để gia hạn, ít nhất là đến khi Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng (hết quý 2/2021). Đồng thời, nên xem xét điều chỉnh ngân sách hỗ trợ từ cấu phần này sang cấu phần khác thiết thực hơn.
TS. Cấn Văn Lực
Tăng khả năng tiếp cận vốn, hỗ trợ thanh khoản đối với DNNVV và có thể bao gồm các hãng hàng không tư nhân nêu trên (dưới dạng hỗ trợ lãi suất có trọng tâm, trọng điểm với gói tín dụng quy mô khoảng 60 nghìn tỷ đồng). Giá trị hỗ trợ lãi suất thực tế ước tính khoảng 2.500 tỷ đồng. Một số điều kiện cơ bản như lãi suất cho vay khoảng 4%/năm (tức là mức hỗ trợ lãi suất khoảng 4%/năm so với lãi suất thị trưởng). Việc cho vay thực hiện qua NHTM và Quỹ phát triển DNNVV (có thể cùng với bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV). Thời hạn cho vay khoảng 1 năm, nguồn vốn cấp bù lãi suất từ NSNN; tập trung vào các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh như vận tải, du lịch, lưu trú – ăn uống, y tế, giáo dục – đào tạo…v.v.
Tổng giá trị các gói hỗ trợ bổ sung nêu trên khoảng gần 40 ngàn tỷ đồng (0,62% GDP năm 2021), chưa kể giá trị hỗ trợ còn gia tăng khi điều chỉnh, gia hạn các chính sách hiện hành.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận