menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Nguyên Vũ

Đề nghị kéo dài thêm 3 năm chính sách xử lý nợ xấu theo nghị quyết 42

Lo ngại nợ xấu tăng cao ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đề nghị thời gian áp dụng nghị quyết số 42 của Quốc hội kéo dài đến ngày 15-8-2025 thay vì hạn cuối là 15-8 năm nay.

Lo ngại nợ xấu tăng cao ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đề nghị kéo dài thêm 3 năm thực hiện nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Ngày 7-3, Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của Quốc hội đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng nghị quyết 42, Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết sau gần 5 năm thực hiện, Ngân hàng Nhà nước cho biết xử lý nợ xấu đã đạt kết quả tích cực. Khách hàng tự nguyện, chủ động và hợp tác hơn trong việc trả nợ tổ chức tín dụng.

Theo đó, báo cáo của các tổ chức tín dụng nêu rõ lũy kế từ ngày 15-8-2017 đến ngày 30-11-2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 373.300 tỉ đồng nợ xấu; trong đó xử lý nợ xấu nội bảng là 193.300 tỉ đồng; xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 98.400 tỉ đồng...

Tổng số nợ xấu được xử lý trong thời gian áp dụng nghị quyết 42 đạt trung bình khoảng 5.660 tỉ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2.140 tỉ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng. Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu nội bảng tăng liên tục từ năm 2020 đến nay, đến cuối tháng 11 năm ngoái tăng cao ở mức trên 2%.

Đánh giá một cách thận trọng, tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty quản lý nợ và tài sản của các tổ chức tín dụng và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao là 7,42%.

Trường hợp dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và chưa được kiểm soát thì nợ xấu tiếp tục tăng cao, tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tiềm ẩn nợ xấu có thể cao hơn mức 7,5%. Như vậy, nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại do dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động của nền kinh tế.

"Do đó, để thực hiện mục tiêu phấn đấu xử lý và kiểm soát tỉ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức dưới 2% trong thời gian tới là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng" - Ngân hàng Nhà nước báo cáo.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại