24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nhật Anh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đầu tư chứng khoán cuối năm: Chọn cổ phiếu ngành nào?

Việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư sẽ khó khăn hơn trong giai đoạn cuối năm.

Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán những tháng cuối năm 2021 phát hành mới đây bởi Công ty cổ phần Chứng khoán BOS (BOS), các chuyên gia tại công ty chứng khoán này cho rằng, VN-Index sẽ đóng cửa quanh vùng 1.480 điểm vào cuối năm 2021, tương đương P/E ở mức 18,08 lần.

Tuy nhiên, sự phân hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, kèm theo sự xuất hiện nhiều hơn của các nhịp điều chỉnh, giằng co xen kẽ quá trình hướng tới vùng cao mới. BOSE cho rằng, việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư sẽ khó khăn trong giai đoạn này.

BOSE khuyến nghị nhà đầu tư có thể nâng tỷ trọng cổ phiếu nếu thị trường điều chỉnh về vùng hỗ trợ, ưu tiên những cổ phiếu dẫn đầu thuộc những nhóm ngành có triển vọng tích cực trong thời gian tới như bất động sản, dịch vụ chứng khoán, logistics.

Công ty chứng khoán này nhận định, những tháng cuối năm, nhóm ngành cổ phiếu có triển vọng là dịch vụ chứng khoán; bất động sản nhà ở; bất động sản khu công nghiệp; cảng biển và công nghệ thông tin.

Theo BOS, thị trường chứng khoán cuối năm 2021 vẫn được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố. Cụ thể như, số lượng tài khoản mở mới tiếp tục tăng sẽ thúc đẩy dòng tiền mới vào thị trường chứng khoán.

Mặt bằng lãi suất tiền gửi ở mức thấp đã kích thích dòng vốn của nhà đầu tư cá nhân trong nước đổ vào thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua. Chính sách lãi suất thấp dự báo sẽ còn duy trì vào cuối năm 2021 để hỗ trợ nền kinh tế đang chịu nhiều tổn thương từ sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19.

Với mức lãi suất tiền gửi duy trì ở mức thấp, BOSE kỳ vọng dòng tiền sẽ tiếp tục có sự dịch chuyển từ kênh tiết kiệm sang đầu tư chứng khoán.

Tình trạng căng thẳng dư nợ margin cũng được giải quyết nhờ việc các công ty chứng khoán đang đẩy nhanh quá trình tăng vốn chủ sở hữu. Hệ số giá trên lợi nhuận 1 cổ phiếu (P/E) trượt 12 tháng gần nhất (P/E trailing) khoảng16,18 lần. Đây là mức thấp hơn đáng kể so với năm 2018, khi thị trường tạo đỉnh ở mốc 1.200 điểm thì P/E cũng ở mức cao nhất là 22 lần. Do vậy, thị trường vẫn còn dư địa tăng, nhưng biên độ tăng sẽ không còn nhiều.

Bên cạnh đó, chiến dịch tiêm chủng mở rộng với mục tiêu 70% dân số sẽ hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư trong nước.

Đánh giá về những rủi ro trong những tháng cuối năm BOS cho rằng, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị cho các phương án thắt chặt chính sách tiền tệ làm dấy lên lo ngại về việc dòng vốn đầu tư quốc tế rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên; trong đó có Việt Nam.

Dịch COVID-19 lần thứ 4 kéo dài sẽ khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm, làm giảm chất lượng cổ phiếu trên sàn.

Ngoài ra, việc nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao dịch nên thị trường sẽ biến động mạnh khi xảy ra các thông tin tiêu cực.

Thực tế, giá trị giao dịch bình quân/phiên trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 23.013 tỷ đồng trên 3 sàn, tăng mạnh so với cùng kỳ các năm trước và cũng là mức kỷ lục kể từ khi thành lập sàn chứng khoán. Dòng tiền mới từ nhà đầu tư F0 đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng thanh khoản trên thị trường.

Số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước 7 tháng đầu năm đạt kỷ lục 721.899 tài khoản, tăng 83% so với cả năm 2020.

Giá trị giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm 84% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Số liệu thống kê cũng cho thấy, nhà đầu tư cá nhân mua ròng hơn 43 tỷ đồng, hấp thụ hết lượng bán ròng của tổ chức trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài. Điều đó cho thấy, dòng tiền trên thị trường đang phụ thuộc lớn vào nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước.

Cuối quý II/2021, số dư tiền gửi của khách hàng tại các công ty chứng khoán vào khoảng 86.000 tỷ đồng, tăng khoảng 21.000 tỷ so với quý trước và cũng là con số kỷ lục trong lịch sử. Đây là dòng tiền chờ sẵn trên tài khoản để tham gia thị trường.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh gần 25 nghìn tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm, cao hơn nhiều giá trị bán ròng cả năm 2020. Dòng tiền rút khỏi các thị trường mới nổi; trong đó có thị trườn g Việt Nam. Thực tế, khối ngoại liên tục rút ròng từ năm 2020.

Tuy nhiên, theo BOS, dòng vốn rút ra khỏi thị trường chỉ mang tính thời điểm và sẽ sớm quay trở lại thị trường Việt Nam trong thời gian tới nhờ triển vọng nâng hạng thị trường.

Dòng tiền margin tại thời điểm cuối quý II/2021 tăng lên mức hơn 126 nghìn tỷ đồng - mức cao nh ất trong lịch sử giao dịch. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ dư nợ cho vay/ký quỹ thì chỉ đạt mức 7,8%, thấp hơn nhiều so với mức 11,8 lần tại thời điểm quý II/2019. Như vậy, dòng tiền thực của nh à đầu tư vẫn khá dồi dào, thị trường không biến động quá lớn ngay cả khi các công ty chứng khoán giảm room margin./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,228.10 -0.23 (-0.02%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả