Dầu sụt gần 5% tuần qua
Giá dầu giảm vào ngày thứ Sáu (22/4), ghi nhận mức giảm 5% trong tuần qua do triển vọng tăng trưởng toàn cầu yếu kém, lãi suất tăng cao và các biện pháp phong tỏa vì Covid-19 ở Trung Quốc đang làm ảnh hưởng đến nhu cầu, khi Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc cấm vận dầu Nga càng làm thắt chặt nguồn cung.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent lùi 1.68 USD (tương đương 1.6%) xuống 106.65 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 1.72 USD (tương đương 1.7%) còn 102.07 USD/oz.
Hợp đồng dầu Brent đã đạt 139 USD/thùng vào tháng trước, mức giá cao nhất kể từ năm 2008, nhưng cả 2 hợp đồng dầu đều sụt gần 5% trong tuần này do lo ngại về nhu cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vốn trong tuần này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022, có thể tiếp tục hạ dự báo nếu các nước châu Âu mở rộng các lệnh trừng phạt Nga, và giá năng lượng sẽ tăng thêm, quan chức số 2 của cơ quan này cho biết.
Một nguồn tin Chính phủ cho biết Chính phủ Đức đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 từ 3.6% xuống 2.2%. Trong khi, nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu hàng không trong tháng 4 của Trung Quốc dự kiến sụt 20% so với cùng kỳ năm trước, Bloomberg đưa tin, khi các thành phố lớn của Trung Quốc, bao gồm Thượng Hải, đang phong tỏa vì Covid-19.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell vào ngày 21/4 cho biết việc nâng lãi suất thêm 0.5 điểm phần trăm “sẽ được thảo luận” tại cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed vào tháng 5, thúc đẩy đồng USD tiến lên mức cao nhất trong 2 năm. Đồng USD mạnh hơn làm dầu và các hàng hóa khác trở nên đắt đỏ hơn đối với nguời nắm giữ những đồng tiền khác.
Về phía nguồn cung, Công ty đường ống dẫn dầu Caspian Nga – Kazakhstan (CPC) dự kiến nối lại xuất khẩu hoàn toàn từ ngày 22/4 sau gần 30 ngày gián đoạn, nhiều nguồn tin chia sẻ.
Số giàn khoan dầu tại Mỹ cộng 1 giàn lên 549 giàn trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020, theo dữ liệu từ Baker Hughes.
Tuy nhiên, nguồn cung eo hẹp đã cung cấp hỗ trợ cho giá dầu khi sản lượng Libya mất 550,000 thùng/ngày do gián đoạn sản xuất. Nguồn cung có thể khan hiếm hơn nữa nếu EU áp đặt cấm vận đối với dầu Nga.
Một nguồn tin từ châu Âu nói với Reuters trong tuần này rằng Ủy ban châu Âu (EC) đang đẩy nhanh mức độ sẵn có của các nguồn cung năng lượng thay thế. Hà Lan cho biết có kế hoạch ngừng sử dụng nhiên liệu từ Nga vào cuối năm nay.
Morgan Stanley đã nâng dự báo giá dầu Brent trong quý 3 thêm 10 USD lên 130 USD/thùng, với lý do “thâm hụt lớn hơn” trong năm nay do nguồn cung giảm từ Nga và Iran, có khả năng chịu ảnh hưởng nhiều hơn so với rào cản nhu cầu trong ngắn hạn.
Các nhà máy lọc dầu châu Âu đã chế biến 9.04 triệu thùng/ngày dầu thô trong tháng 3, giảm 4% so với tháng trước và cao hơn 4.8% so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu từ Euroilstock cho biết.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường