Đâu là khác biệt lớn nhất giữa Vietcombank và các ngân hàng khác
(TBKTSG) - Câu hỏi là tại sao cùng một môi trường hoạt động, điều kiện và tính chất của một ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước mà Vietcombank lại không gặp phải những vấn đề như tại một số ngân hàng thương mại cổ phần gốc nhà nước khác?
Vietcombank mới đây đã ban hành tài liệu để trình đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế (PBT) đạt 20.500 tỉ đồng trong năm 2019, tăng 12,2% so với kết quả của năm 2018. Con số này vượt rất xa mục tiêu của ngân hàng có mức lợi nhuận lớn thứ hai là Techcombank, với 11.750 tỉ đồng. Và có lẽ sẽ rất lâu nữa mới có ngân hàng có đủ khả năng để theo kịp con số của Vietcombank.
Hai ngân hàng thương mại quốc doanh khác là Vietinbank và BIDV, vốn từ trước đến nay vẫn được xem là các đối thủ chính của Vietcombank, thì vẫn đang loay hoay với các vấn đề nội bộ. Câu chuyện của Vietinbank là thiếu hụt nguồn vốn tự có dẫn tới hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) chạm mức sàn cho phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đã chạm ngưỡng trần 30% và cổ đông lớn nhất là NHNN lại không thể cấp thêm vốn cho ngân hàng này. Do vậy, VietinBank gần như không thể mở rộng quy mô để cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nếu thực trạng này không sớm được giải quyết thì nguy cơ thụt lùi là hiện hữu khi mà nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng khác.
Vấn đề của BIDV có lẽ còn rắc rối hơn nữa, đó là việc xử lý nợ xấu tồn đọng từ nhiều năm trước. Nợ xấu của BIDV còn có đặc thù hơn so với thông thường, đó là các khoản nợ liên quan nhiều đến các vụ án hình sự. Có thể tóm gọn lại là cả VietinBank và BIDV đang phải đối mặt với một mớ bòng bong khó tìm lối thoát. Vậy, câu hỏi là tại sao cùng một môi trường hoạt động, điều kiện và tính chất của một ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước mà Vietcombank lại không gặp phải những vấn đề như tại VietinBank hay BIDV?
Theo tính toán thì chi phí huy động vốn bình quân của Vietcombank hiện nay chỉ vào khoảng 3,5%/năm, thấp hơn rất nhiều so với con số từ 4,5-5,5%/năm của nhiều ngân hàng. Do đó, chỉ ngân hàng này khi cho khách hàng vay với lãi suất từ 7-8%/năm thì vẫn đạt được biên lợi nhuận (NIM - Net interest margin) khoảng 3-4%, con số mơ ước của rất nhiều ngân hàng cả trong và ngoài nước. |
Vietcombank cũng chưa phải là một ngân hàng toàn diện về mọi mặt. Theo đó, hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của khách hàng, ngân hàng này đã có một vài trường hợp mất tiền của khách hàng trên tài khoản mà không rõ nguyên nhân. Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch cũng chỉ nhỉnh hơn một vài ngân hàng cổ phần tư nhân và kém xa BIDV, VietinBank và Agribank.
Mặc dù vậy, Vietcombank đang sở hữu rất nhiều điểm mạnh cũng như những lợi thế sẵn có mang tính lịch sử. Đó là một thương hiệu rất uy tín và có trị lớn nhất ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay. Chất lượng nhân sự cũng là một lợi thế lớn của ngân hàng này khi hầu hết nhân sự tại hội sở chính đều được đào tạo ở nước ngoài.
Thâm niên công tác của nhân viên tại đây cũng lớn hơn nhiều so với các ngân hàng khác. Điều này cho phép Vietcombank vừa có được đội ngũ nhân sự giỏi, đồng thời lại rất gắn bó với tổ chức.
Tuy nhiên, tất cả điểm mạnh trên không đủ để khiến cho ngân hàng này trở nên lạc lõng trên đỉnh cao như vậy. Sự khác biệt lớn nhất chính là chi phí huy động vốn (COF - Cost of funding). Theo đó, tính đến hết ngày 31-12-2018, Vietcombank có tới trên 226.000 tỉ đồng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng (CASA - Current account and saving account), tăng 12,4% so với cuối năm 2017.
Theo tính toán thì chi phí huy động vốn bình quân của Vietcombank hiện nay chỉ vào khoảng 3,5%/năm, thấp hơn rất nhiều so với con số từ 4,5-5,5%/năm của nhiều ngân hàng. Do đó, chỉ ngân hàng này khi cho khách hàng vay với lãi suất từ 7-8%/năm thì vẫn đạt được biên lợi nhuận (NIM - Net interest margin) khoảng 3-4%, con số mơ ước của rất nhiều ngân hàng cả trong và ngoài nước.
Chi phí huy động vốn thấp, cho vay các doanh nghiệp tốt với mức lãi suất thấp nhằm hạn chế tối đa khả năng phát sinh nợ xấu chính là câu trả lời cho thành công của Vietcombank hiện nay.
Con số về tiền gửi không kỳ hạn của Vietcombank được xem là hữu xạ tự nhiên hương. Tức là từ lợi thế về thương hiệu, về lịch sử và tính tất yếu vốn có của ngân hàng này. Rất nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đã và đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của Vietcombank từ khoảng 15-20 năm trở lại đây.
Số lượng khách hàng lớn cùng với lợi thế là cổng trung gian thanh toán ngoại tệ giữa Việt Nam và thế giới là cơ sở để khách hàng để rất nhiều tiền gửi không kỳ hạn bằng cả tiền đồng và ngoại tệ tại đây. Thành công của Vietcombank đã khiến cho nhiều ngân hàng khác cũng đang muốn đi theo con đường này.
Tuy nhiên, có lẽ cách làm và bước đi phải có sự khác biệt so với Vietcombank. Bởi những lợi thế của Vietcombank là không thể và rất khó để các ngân hàng khác có được trong giai đoạn hiện nay. Techcombank, VIB và MSB là những ngân hàng đang có rất nhiều nỗ lực, chiến lược cũng như chiến thuật để có thể tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng.
Cùng với Vietcombank và MB thì đây cũng là những ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn lớn nhất hệ thống hiện nay. Một trong những bước đi quan trọng nhất để có thể tăng tỷ lệ CASA là đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống ngân hàng giao dịch (transaction banking). Qua đó, sẽ giúp khách hàng tăng số lượng giao dịch, từ đó số dư tiền gửi không kỳ hạn sẽ gia tăng theo tỷ lệ tương ứng.
Muốn vậy, các ngân hàng phải có hệ thống thanh toán ưu việt, có thể cho phép khách hàng (cả cá nhân và doanh nghiệp) giao dịch thuận tiện, nhanh chóng với mọi đối tác của mình dù là cùng hay khác ngân hàng mở tài khoản với một chi phí thấp nhất.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận