menu
Đánh giá sức ép tỷ giá và ảnh hưởng ngắn hạn đến thị trường
Khúc Ngọc Tuyên Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đánh giá sức ép tỷ giá và ảnh hưởng ngắn hạn đến thị trường

1. Tình hình toàn cầu

- Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Anh (BoE) giữ nguyên lãi suất, làm đồng JPY và GBP suy yếu. Đây là hai đồng tiền trong rổ tính chỉ số DXY, chúng suy yếu góp phần làm DXY tăng lên.

- Chỉ số DXY Index (đo sức mạnh USD so với rổ tiền tệ khác) tăng lên mức 108,4 điểm, tạo áp lực lớn lên tỷ giá USD/VND.

2. Tình hình trong nước

- Can thiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV): SBV đã bán 1 tỷ USD trên thị trường giao ngay, nâng tổng số USD bán ra từ đầu năm lên 7,5 tỷ USD để kiểm soát tỷ giá. Dù vậy, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng vẫn ở mức cao 25,463 VND/USD, tăng 4,9% từ đầu năm.

- Dự báo: Tỷ giá sẽ giảm xuống khoảng 25,200 VND/USD vào cuối năm 2024 nhưng có thể tăng trở lại ở mức cao 25,800 – 26,000 VND/USD trong năm 2025.

3. Đánh giá ảnh hưởng đến thị trường VN về ngắn hạn

- Áp lực lên thị trường: Áp lực tỷ giá và lãi suất khiến thị trường trong nước kém hấp dẫn hơn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài và trong nước trong ngắn hạn. Cho nên, về ngắn hạn, vấn đề tỷ giá có thể kìm chân thị trường một thời gian cho tới khi tỷ giá hạ nhiệt. (Về dài hạn thì không có gì phải lo, như trong bài viết trước).

- Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý:

+ Từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay, SBV đã bán ra 6.5 tỷ đô để ổn định tỷ giá, nhưng đó lại là giai đoạn thị trường tăng điểm mạnh, lên vượt 1300. Nên đợt này SBV bán đô la cũng là chuyện đáng mừng, vì biết rằng tỷ giá trước mắt đang được kiểm soát. Và biết rằng khi SBV bán đô la thì thị trường tăng, như diễn ra giai đoạn tháng 4 đến tháng 7.

+ Trong bối cảnh hiện nay, sức ép tỷ giá đã dần trở nên “bình thường hơn”, mọi người hầu như đều ý thức được điều này rồi, không còn là yếu tố gây bất ngờ.

+ Tỷ giá có thể sẽ tăng, nhưng sẽ tăng ở một giới hạn chấp nhận được, vì sức chống chịu của VN khá ổn nhờ nhiều khía cạnh khác nhau.

+ Và chính phủ cũng đang quyết liệt triển khai nhiều chiến lược khác bên cạnh các điều hành để góp phần cân đối áp lực. Ví dụ như: 1) Tăng ngoại hối đi vào bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu và thặng dư thương mại để tích lũy thêm ngoại tệ, đồng thời thu hút thêm dòng vốn FDI và kiểm soát dòng vốn ngắn hạn; 2) Tái cơ cấu nợ nước ngoài: việc này đã được chính phủ thực hiện từ 2023 khi đưa nợ công từ 38% GDP xuống 28% GDP, và vừa rồi thấy mua đô la để trả nợ thêm 1-2 tỷ đô nữa (Con số chính xác lát xem lại). Bên cạnh đó, còn có các biện pháp có thể xem xét như: Kéo dài thời gian trả nợ, chuyển đổi nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn để giảm áp lực thanh toán; 3) Nâng hạn thị trường, golive KRX để cân đối dòng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán…

Tóm lại: Chuyện áp lực tỷ giá không phải chuyện gì bất ngờ và ghê gớm. Không bất ngờ, không ghê gớm thì không phải lo.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Khúc Ngọc Tuyên Vip

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả