24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Kim Trung Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đằng sau con sóng tăng của cổ phiếu là gì?

Hầu hết các cổ phiếu khi có sóng tăng thì đều có tổ chức và đội lái đứng sau điều tiết chi phối. Cùng trả lời một số câu hỏi bên dưới.

1. VẬY HỌ LÀ AI?

Tổ chức được chia ra làm hai dạng:

● Thứ 1 là doanh nghiệp đứng ra làm giá cổ phiếu: trường hợp này khi doanh nghiệp tự đứng ra làm giá cổ phiếu: Ban lãnh đạo công ty kết hợp với một vài đội lái thông thường hay công ty chứng khoán để làm giá cổ phiếu của công ty. Cái này thì thấy rõ ở vụ chủ tịch Đỗ Thành Nhân cùng Đỗ Đức Nam, tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt; Trịnh Thị Thúy Linh, giám đốc hành chính Công ty cổ phần Louis Holdings và Lê Thị Thùy Liên, nhân viên dịch vụ tài chính Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt kết hợp để thao túng cp. Hay ai nhà đầu tư tham gia thị trường gần nhất đều biết A Trịnh Văn Quyết tháo túng giá cp họ nhà FLC thông qua các tk tại cty chứng khoán BOS ( ART).

● Thứ 2 là nhà đầu tư lớn kết hợp với cá nhân trong doanh nghiệp: trường hợp này thường là một số nhà đầu tư vốn lớn kết hợp với bộ phận của một số công ty chứng khoán. Đôi lái này thường có người liên kết với các công ty niêm yết và sẽ có được thông tin nội bộ trước nhà đầu tư. Họ sẽ sử dụng thông tin nội bộ này để làm giá CP với mục đích đánh cổ phiếu. Điều này giải thích một phần tại sao khi cổ phiếu tin tốt ra lại bị bán mạnh và thường tin tốt ra luôn vào thời gian cổ phiếu có dấu hiệu TẠO ĐỈNH.

2. Họ hoạt động thế nào?

Để phần tích cách tổ chức hoạt động thì chúng ta hãy đề cập đến chu kỳ giá cổ phiếu bên dưới đây: Bất kì cổ phiếu nào cũng có 4 giai đoạn quan trọng Tích luỹ, Đẩy giá, Phân phối, Giảm giá.

● Giai đoạn 1 tích luỹ: Đoạn này bắt đầu sau khi giá cổ phiếu giảm mạnh, giá bắt đầu chững lại đi ngang. Tổ chức sử dụng các thông tin bất lợi hay tận dụng xu hướng Downtrend của thị trường để làm giá xuống đến mức hợp lý. Thời điểm giá cổ phiếu về mức thích hợp họ Mua vào dần dần cho đến khi đủ lượng CP cần thiết.

● Giai đoạn 2 đẩy giá: Kết hợp thông tin tốt hỗ trợ hay tạo một số thông tin hỗ trợ để đẩy giá CP lên mức giá mục tiêu. Ở giai đoạn này, tổ chức sẽ tạo các phiên thanh khoản tăng dần với mức giá tăng chậm để lôi cuốn sự quan tâm của nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư đã bắt đầu rõ thông tin & kỳ vọng câu chuyện nhảy vào mua lớn thì đội lái mới đánh thốc lên để không tốn nhiều lực.

● Giai đoạn 3 phân phối: Phân phối cổ phiếu ở mức giá đỉnh. Giai đoạn này tổ chức sẽ bán dần ra lượng CP đã mua vào ở mức giá đáy để hiện thực hóa lợi nhuận. Giai đoạn này là giai đoạn khá quan trọng của đội lái họ cần tính toán số lượng cổ phiếu đang nắm tồn trong kho cần thời gian bao lâu để phân phối hết . Giai đoạn này sẽ có nhiều thông tin hỗ trợ được công bố. Sẽ xuất hiện nhiều phiên tăng giảm xen kẽ và lỏng lẻo, tăng trần giảm sàn với khối lượng giao dịch rất lớn và tổ chức sẽ sử dụng phương pháp kéo xả, phân phối... để bán ra lượng lớn hàng đã mua vào. Biến động giá vùng này lỏng lẻo do tổ chức tranh thủ những nhịp kéo do đám đông fomo để thoát hàng & volume tăng cao hơn so với mức trung bình.

● Giai đoạn 4 giảm giá: Giai đoạn thoái trào, biến động giá lớn, tổ chức không còn đứng sau để đỡ giá cổ phiếu. Sau khi đội lái đã bán phần lớn lượng cổ phiếu cần bán ra thì thông tin hỗ trợ, các lệnh kê, đỡ cũng không còn và cổ phiếu chính thức bước vào nhịp giảm mạnh.

3. Bài toán chi phí của đội lái

Bài toán chi phí là một điều cực kì quan trọng khi tổ chức mua và bán, bởi việc mua bán của tổ chức không phải thực hiện trong một hay hai phiên giống nhỏ lẻ. Mà số vốn họ cần di chuyển rất lớn, gần như chi phối được sự tăng giảm của cổ phiếu. Ngoài ra, chăm sóc một số đông nhỏ lẻ & giải toả tâm lý của họ đến khi cổ phiếu tăng đến vùng giá mục tiêu để phân phối cũng là cực kỳ quan trọng, bởi nhỏ lẻ mà chạy tán loạn như bầy ong vỡ tổ do bất kỳ tin tức hoặc sự kiện nào cũng có thể làm cổ phiếu tốn nhiều thời gian hơn. Chính vì vậy nếu thực hiện không cẩn thận thì không những không có lãi, mà nhiều đội lái còn rơi vào tình huống kẹp hàng & phải đợi đến giai đoạn thích hợp để tổ chức game trở lại.

Vậy tổ chức làm thế nào để đạt được lợi nhuận tối ưu nhất trong quá trình làm giá cổ phiếu, đó chính là bài toán chi phí & lợi nhuận trong quá trình giai đoạn 2 đẩy giá & giai đoạn 3 phân phối. Thường những thương vụ làm giá cổ phiếu được thực hiện theo kế hoạch được lên rất cẩn thận & chi tiết.

Giai đoạn đẩy giá lên tổ chức sẽ có 2 dạng hành động: 1. Phiên đẩy giá 2. Phiên rũ bỏ.

● Phiên đẩy giá là những phiên tổ chức chủ động mua vào nhằm mục đích thu hút cầu nhỏ lẻ & ấn định giá cổ phiếu sẽ tăng tới vùng giá này. Khi xuất hiện phiên đẩy giá do tổ chức thực hiện thì rất ít khi tổ chức sẽ để giá rơi khỏi vùng giá đã đẩy lên vì CHI PHÍ GIA TĂNG

● Phiên rũ bỏ: tổ chức chỉ cần bán ra một lượng nhỏ cổ phiếu nhằm tạo tâm lý hoang mang gây áp lực lên nhà đầu tư tạo tâm lý chốt lời ngắn hạn sau đó sẻ thực hiện đỡ giá cổ phiếu hoặc làm thủng các mốc hỗ trợ sau đó kéo giật lên nhằm mục đích rũ bỏ nhà đầu tư đu bám, sau khi rũ bỏ xong thì quá trình đẩy giá sẽ dễ dàng & ít tốn chi phí hơn. Nói một cách dân giã các ae trong ngành hay nói vs nhau Tàu nặng khó kéo buộc phải tạo những phiên rung lắc để ae tâm lý yếu chốt lời bớt. Cách nhận biết phiên rung lắc hay ép nhỏ lẻ bán ra theo mình là những phiên giá điều chỉnh giảm nhưng khối lượng nhỏ và chỉ mới tăng giá tứ 15-20% so với vùng nền giá tích lũy

● Khi giá trung bình thu gom vùng tích luỹ cộng thêm lượng hàng đẩy giá trên đường tăng cổ phiếu, giá trung bình của tổ chức sẽ tăng lên. Vì thế tổ chức hay đội lái cần phải tính toán một cách chi tiết kéo lên giá bao nhiêu sau đó phân phối hàng tại vùng giá nào để điểm rơi lợi nhuận là tối ưu nhất so với giá trung bình đang có trong kho. Chính vì điều đó họ sẽ phải suy nghĩ thế nào để tiết kiệm chi phí & thuận theo xu hướng thị trường nhất có thể. Nếu không thuận xu hướng thị trường & media thì bài toán lợi nhuận này không còn hấp dẫn, thậm chí đôi khi rủi ro.

● Không phải tổ chức sẽ mua và một vài hôm sau thấy lời họ sẽ bán mà thường họ sẽ cân nhắc rất kỹ về yếu tố vĩ mô & thị trường chung sau đó mới thực hiện các thương vụ bởi không phải cứ mua hôm nay sau đó vài hôm sau lãi là bán như nhà đầu tư nhỏ lẻ mà họ cần thời gian để trao tay lượng hàng.

● Chính vì vậy khi thị trường đã có sóng tăng rõ ràng thì bạn hãy tin rằng cần phải tốn một khoảng thời gian trên vùng đỉnh tổ chức mới có thể phân phối cổ phiếu ra bên ngoài, thường đó là những giai đoạn thị trường đi ngang, volume lớn & lỏng lẻo xuất hiện.

4. Lái là sự thật & sự thật là lái

Xu hướng ngành là một yếu tố quan trọng để đánh giá thị trường có cơ hội hay không, thường các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực của họ thì họ sẽ biết có khả năng nhóm ngành sẽ có biến động khi nào. Họ thường setup game trong những giai đoạn này vì đám đông có kỳ vọng sẽ luôn tốt hơn là chỉ riêng lẻ một công ty trong ngành có câu chuyện. Việc thuận xu hướng giúp họ tiết kiệm chi phí khi đẩy giá cổ phiếu trên đường tăng.

Tuy nhiên có nhiều giai đoạn, sự thật - đó là những biến động theo quy luật ngành lại mới chính là biến số quan trọng. Ví dụ tổ chức đánh lên tới vùng giá này nhưng sau đó xu hướng ngành tiếp tục ủng hộ, giá cổ phiếu có thể di chuyển đến đoạn nữa, hoặc thậm chí đứt gánh giữa đường vì đột nhiên xu hướng ngành thay đổi bất thường.

Nên sự thật hay xu hướng của ngành mới là yếu tố quan trọng giúp cổ phiếu di chuyển, còn tổ chức họ cũng chỉ là một phần của cuộc chơi này.

5. Tóm lại, với chủ đề này bạn chỉ cần nắm rõ:

● Bất kì cổ phiếu nào tạo sóng rõ ràng cũng đều có tổ chức đứng sau

● Tổ chức có thể là bất kì những thành phần nào miễn là nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu & có thể chi phối được.

● Tổ chức cũng có giai đoạn mua bán, tuy nhiên ngược lại với nhà đầu tư nhỏ lẻ & hành động của họ được điều phối bởi media truyền thông, tin tức bơm ra thị trường

● Không phải mua hôm nay và bán ngày hôm sau mà tổ chức cần thời gian để giải ngân & phân phối cổ phiếu.

● Giá trung bình của tổ chức sẽ tăng do phải giải ngân vào phiên đẩy giá, chính vì vậy cổ phiếu có sóng thực sự và leader thị trường thường tăng nhiều hơn 20-25%.

● Là nhà đầu tư nhỏ lẻ chúng ta nên tập trung vào hai phiên: Đẩy giá & rủ bỏ - nhận định xem mốc stoploss hay còn gọi là điểm mà bạn nghĩ tổ chức không còn hiện diện ở đó nữa.

● Tổ chức đôi khi cũng gặp rủi ro nếu không thuận theo xu hướng chung. Vì vậy xu hướng chung của thị trường & của ngành cực kì quan trọng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Kim Trung Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả