Đại biểu Quốc hội nêu giải pháp cấp bách kiểm soát tình trạng bất động sản tăng giá
Để kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản, bên cạnh giải pháp về giải quyết các thủ tục pháp lý cho các dự án BĐS để tăng nguồn cung, đại biểu Quốc hội kiến nghị một số giải pháp cấp bách.
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại hội trường.
Để ngăn chặn tình trạng bỏ giá cao khi đấu giá, cần quy định người tham gia đấu giá phải chứng minh đủ tiền để mua nếu trúng đấu giá.
Giải pháp trên được đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) kiến nghị khi Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, sáng 28/10.
Trước đó, nhiều đại biểu đã bảy tỏ lo ngại trước tình trạng những người đấu giá cố tình bỏ giá cao để đẩy giá thị trường lên.
Theo đại biểu Cường, trong các nguyên nhân khiến giá bất động sản (BĐS) cao nhưng vẫn liên tục tăng có việc các lực lượng thị trường đã tranh thủ tìm cách đẩy giá BĐS lên để kiếm lời. Đó là, lực lượng môi giới tung tin, thổi giá. Những người đấu giá cố tình bỏ giá cao để đẩy giá thị trường lên và các doanh nghiệp lớn đưa BĐS ra thị trường cùng bán với mức giá cao (dư luận cho rằng có bắt tay nhau, nhưng không có bằng chứng). Việc đó thiết lập một mặt bằng giá mới của thị trường, đại biểu Cường nhận định.
Do vậy, để kiểm soát tình trạng tăng giá BĐS, bên cạnh giải pháp về giải quyết các thủ tục pháp lý cho các dự án BĐS để tăng nguồn cung, đại biểu Cường kiến nghị một số giải pháp cấp bách.
Trước hết, ông Cường cho rằng, để ngăn chặn tình trạng bỏ giá cao khi đấu giá, không thể tăng tiền đặt cọc vì nếu tăng sẽ hạn chế số người tham gia, mất đi tính cạnh tranh. Do vậy, phải đưa ra quy định là người tham gia đấu giá phải chứng minh đủ tiền để mua nếu trúng đấu giá, bằng việc xác nhận tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản bảo đảm khác như nhà đất, và phải cam kết nếu cố tình bỏ cọc sẽ bị phong tỏa các tài sản trên để xử lý.
“Nếu có quy định như thế này thì những người có nhu cầu mua thật sẽ dễ dàng chứng minh được, đồng thời sẽ loại bỏ được những người không có nhu cầu sử dụng, tham gia đấu giá để mua đi bán lại hoặc những người cố tình bỏ giá cao rồi bỏ cọc như vừa qua. Tôi đề nghị trong Nghị quyết cần bổ sung ngay quy định này”, ông Cường nói.
Giải pháp thứ hai được ông Cường đề cập là để các doanh nghiệp BĐS không lợi dụng khi thị trường khan hiếm nguồn cung, đưa ra giá bán cao một cách bất thường, phải đưa vào Nghị quyết đề nghị Chính phủ thực hiện ngay Điều 31 của Luật giá về kiểm tra các yếu tố hình thành giá khi có sự biến động giá bất thường. Việc kiểm tra các yếu tố hình thành giá sẽ không chỉ phát hiện được sự bất thường của giá bán cao để bảo vệ người tiêu dùng, ổn định thị trường mà còn là cơ sở để thu thuế, điều tiết phần thu nhập tăng lên do giá cao bất thường.
“Đồng thời, đề nghị Chính phủ phải đưa hàng hóa bất động sản của các doanh nghiệp bán ra lần đầu trên thị trường thứ cấp, thuộc đối tượng phải kê khai giá. Có kê khai và kiểm tra giá như thế, thì Chính phủ mới nắm bắt được kịp thời nguồn gốc biến động giá để có các giải pháp điều chỉnh hữu hiệu”, vị đại biểu Hà Nội phân tích.
Giải pháp nữa, theo ông Cường, để lành mạnh thị trường, lực lượng đóng vai trò trung gian của thị trường - là hoạt động môi giới của các sàn giao dịch BĐS phải hoạt động chuyên nghiệp. Dự thảo Nghị quyết đã ghi có cơ chế cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch bất động sản Tuy nhiên, hiện nay chưa có khuôn khổ pháp lý để xây dựng cơ chế, quản lý hoạt động của các một cách chuyên nghiệp. Do vậy, đại biểu Cường đề nghị Nghị quyết cho phép Chính phủ nghiên cứu thí điểm tại một số Thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM cơ chế quản lý các giao dịch BĐS chuyên nghiệp trở thành công cụ thực sự hữu hiệu nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường bất động sản.
“Tôi cũng hoàn toàn đồng tình với Dự thảo Nghị quyết giám sát yêu cầu sớm sửa đổi, ban hành mới các luật thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều nhà, nhiều đất. Đây là công cụ hữu hiệu để chống đầu cơ đất đai bất động sản, qua đó sẽ giảm giá BĐS về đúng giá trị thực của thị trường”, ông Cường nói.
Vị đại biểu Hà Nội cũng cho rằng, để người thu nhập thấp có chỗ ở ổn định, không phải lo trả nợ, kinh nghiệm trên thế giới chủ yếu phát triển nhà ở cho thuê với giá thuê thấp. Người thu nhập thấp muốn có chỗ ở thì đến thuê, thậm chí thuê ở suốt đời, khi có thu nhập cao hơn hoặc đã tích lũy được tiền thì sẽ đi tìm mua nhà ở thương mại, trả nhà thuê đó cho người thu nhập khác thuê. Như thế quỹ nhà ở xây dựng cho người thu nhập thấp sẽ luôn dành cho người thu nhập thấp ở.
Tuy nhiên, việc đầu tư nhà ở cho thuê với giá thuê thấp cần phải có vốn đầu tư cho vay dài hạn, với lãi suất thấp, từ một nguồn quỹ riêng dành cho phát triển nhà ở xã hội. Do vậy, đại biểu Cường bày tỏ đồng tình với Dự thảo Nghị quyết đề nghị nghiên cứu hình thành quỹ phát triển nhà ở xã hội. Quỹ này được hình thành từ tiền sử dụng 20% đất dành để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, từ trái phiếu chính phủ và các nguồn khác.
“Người thu nhập thấp thường phân bố tập trung ở gần trung tâm - nơi dễ kiếm việc làm thêm, họ thường phải dành nhiều thời gian tại nơi làm việc, làm thêm ngoài giờ, không có thời gian di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc; gần nơi học tập của con nhỏ. Do vậy, phải ưu tiên quỹ đất ở gần trung tâm, nhưng ít có lợi thế thương
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường