menu
Đà phục hồi đến từ BĐS - Các cú breakout chưa thuyết phục
copy link
Quốc Huy Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đà phục hồi đến từ BĐS - Các cú breakout chưa thuyết phục

GIẢI PHÁP NET ZERO CỦA VIỆT NAM

Đà phục hồi đến từ BĐS - Các cú breakout chưa thuyết phục

Để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050 cần sự quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị. Tính toán trên tất cả các phương án như đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc; đốt rác trực tiếp để không thải ra CO2. Ngoài ra, yếu tố quan trọng hơn cả là phát triển năng lượng tái tạo, nguồn này phải chiếm từ 80-90% tổng công suất hệ thống thì Việt Nam mới có thể đạt được cam kết tại Hội nghị COP26.

Theo GWEC, nhu cầu về điện của Việt Nam có thể được đáp ứng bởi các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời, cũng như thủy điện, pin tích trữ và các công nghệ khác. Đây cũng là hướng đi Việt Nam có thể hướng tới.

Cụ thể, đến năm 2030 có thể thay thế 5.8GW nguồn năng lượng tái tạo và đến năm 2045 tăng lên 5.6GW điện gió, 4,9GW điện mặt trời cùng 8.5GW điện khí (linh hoạt) để hỗ trợ cân bằng hệ thống, hạn chế cắt giảm công suất các nguồn tái tạo và đảm bảo nguồn cung ứng điện được ổn định.

Ngoài ra, điện gió ngoài khơi hoàn toàn có thể được sử dụng cho việc phát triển nguồn tài nguyên điện tiết kiệm và đáng tin cậy trong những năm tới. Hiện nay, nguồn điện này chưa được triển khai tại Việt Nam. Chi phí điện gió đã giảm mạnh trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục trở nên cạnh tranh hơn khi cơ chế đấu thầu được triển khai. Sau giai đoạn khởi tạo ngành (4-5GW đầu tiên), điện gió ngoài khơi hoàn toàn có thể cạnh tranh về chi phí với điện than và khí.

Cần nhanh chóng mở rộng quy mô của điện sạch; ngừng cấp giấy phép mới, xây dựng mới, và hỗ trợ mới hay trực tiếp từ Chính phủ cho các dự án điện than; tăng cường nỗ lực trong nước và quốc tế để đảm bảo thực hiện quá trình chuyển dịch công bằng.

Trước tiên phải điều chỉnh Dự thảo Quy hoạch điện VIII theo hướng cam kết này. Đồng thời, chú trọng tới cơ chế tạo điều kiện thu hút nguồn vốn từ Quỹ Khí hậu xanh để hỗ trợ nguồn vốn cho thực hiện Net Zero ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chiến lược hành động quốc gia về ứng phó với BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng cũng sẽ nâng cấp mục tiêu theo Net Zero, đẩy sớm hơn thị trường carbon và các cơ chế chính sách về tài chính xanh, kinh tế tuần hoàn…

Ngoài ra, một yếu tố rất thuận lợi cho Việt Nam, đó là việc phát triển năng lượng tái tạo đang nhận được sự hậu thuẫn rất mạnh mẽ từ ngành tài chính toàn cầu, thông qua trái phiếu xanh, tài chính xanh, cũng như các cơ chế khác. Các tổ chức tài chính toàn cầu sẵn sàng đầu tư nhiều tỷ USD vào phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG CHO CÁC DỰ ÁN GIẢM PHÁT THẢI

Để có thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tìm kiếm nguồn lực tài trợ, vốn ODA từ các tổ chức quốc tế như: ADB, World Bank, IMF và các nhà tài trợ khác, các tổ chức phát triển năng lượng tái tạo quốc tế uy tín cả về vốn và trợ giúp kỹ thuật. Ngân hàng Nhà nước cân nhắc xây dựng các chính sách khuyến khích tín dụng dành cho năng lượng tái tạo như: Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng cho vay tái cấp vốn đối với các ngân hàng thương mại có tỷ lệ dư nợ tín dụng năng lượng tái tạo cao; điều chỉnh trọng số RWA đối với dư nợ tín dụng năng lượng tái tạo thấp hơn so với tín dụng thương mại khi tính hệ số an toàn vốn.

Ngoài ra, bên cạnh việc cần những đơn vị đi tiên phong, những ngân hàng lớn dẫn đường, thì cũng cần có những chính sách cụ thể khuyến khích cho những đơn vị tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường. Bởi nếu không có hỗ trợ nhất định về lãi suất thì các khách hàng cũng chưa có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng xanh của ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước nên có gói hỗ trợ lãi suất với các dự án, chương trình tín dụng xanh, cũng như một số ưu đãi khác của Nhà nước như về chính sách, đất đai... Có như vậy thì các dự án này khi vay vốn mới có thể tiết giảm được chi phí, hoạt động tài chính hiệu quả hơn. Muốn chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế hiệu quả, giảm phát thải thì phải được cụ thể hóa bằng biện pháp, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, trong đó có ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh.

Tuyên bố đạt Net Zero của Việt Nam đã phát đi tín hiệu tích cực nhằm thu hút đầu tư, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thay đổi xu hướng tiêu dùng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, rất nhiều mục tiêu liên quan cần điều chỉnh tổng thể. Cần thiết được “bóc tách”, tính toán bằng “kịch bản Net Zero 2050” chi tiết...

Ngoài quyết tâm về chính trị, rất cần sự vào cuộc của các thành phần kinh tế, xã hội ở các cấp, các địa phương khác nhau, Việt Nam phải xây dựng chính sách và có những hành động thực tế nhằm thu hút, kêu gọi sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, địa phương nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm phát thải. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tìm kiếm nguồn lực tài trợ, vốn ODA, xây dựng các chính sách khuyến khích tín dụng dành cho năng lượng tái tạo, giảm phát thải và bảo vệ môi trường.

CỔ PHIẾU TÂM ĐIỂM: TIG - GEX

Trong các báo cáo trước chúng tôi đã đề cập tới 2 cổ phiếu:

Cổ phiếu TIG sau điểm mua dành lại MA50 ngày phiên ngày 08/11/2023, phiên nay có điểm mua Break out mẫu hình 3 – C vùng giá 11,800 VND/cổ phiếu. Quan sát TIG xây dựng mẫu hình Cup hoặc Cup & Handle

Đà phục hồi đến từ BĐS - Các cú breakout chưa thuyết phục

(Còn tiếp)

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY – ĐÀ PHỤC HỒI ĐẾN TỪ NHÓM BẤT ĐỘNG SẢN – CÁC CÚ BREAK OUT CHƯA THUYẾT PHỤC

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1,113.82 điểm ( tăng 0.3 %) với khối lượng cải thiện. Nhóm BĐS là nhóm giữ đà cho thị trường. NVL trở thành tâm điểm trước thông tin cuộc họp do thủ tướng Phạm Minh Chính đích thân chủ trì tháo gỡ, hiệu ứng từ NVL lan ra toàn bộ nhóm bất động sản giúp thị trường dành lại sắc xanh cuối phiên.

Đà phục hồi đến từ BĐS - Các cú breakout chưa thuyết phục

NVL của nhóm bất động sản gây ấn tượng mạnh nhất thị trường khi tăng kịch trần sau thông tin Novaland được Chính phủ tìm cách gỡ khó cho một số dự án. Hiệu ứng này lan ra các cổ phiếu bất động sản khác, trong đó nổi bật là: DIG tăng 2.5%, DXG tăng 4.69%, DXS tăng 2.66%, HDC tăng 5.51%, SJS và HBC đều tăng kịch trần. Ngoại trừ bộ đôi VHM - VIC ghi nhận sắc đỏ, đa phần cổ phiếu bất động sản đều tăng điểm.

Cổ phiếu chứng khoán ngập tràn sắc xanh. Theo đó, SSI tăng 1.08%, VND tăng 0.92%, VCI tăng 3.69%, HCM tăng 2.71%, VIX tăng 1.18%, FTS tăng 2.57%, AGR tăng 1.6%, CTS tăng 2.9%, ORS tăng 3.27%.

Cổ phiếu ngân hàng giao dịch thiếu sôi động khi đa phần biến động dưới 1%, ngoại trừ EIB tăng 2,96%.

Số lượng mã cổ phiếu nằm trên MA 50 ngày tăng lên 81 mã mở rộng hơn hôm qua, lần đầu tiên vượt qua số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày – một tín hiệu tích cực.

Tuy nhiên như đã đề cập trước đây, các nền giá hiện tại còn rất lỏng lẻo và cần nhiều thời gian để xây lại tạo nên những nền giá kiến tạo. Những cú breakout của một vài cổ phiếu hoàn toàn không thuyết phục về giá và khối lượng. Các trader lưu ý tỷ lệ giải ngân hợp lý, có thể giảm tỷ trọng mua thăm dò xuống thấp nếu các giao dịch gần đây chống lại bạn.

Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần, mở rộng lên 6 mã tham gia vào danh sách này sau phiên hôm nay

Đà phục hồi đến từ BĐS - Các cú breakout chưa thuyết phục

Tham gia Team Report Market Daily để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo liên hệ: 0355.828.899 (admin Đỗ Quốc Huy) hoặc 0968.677.142 (admin Nguyễn Phạm Hoàng Long)

Hỗ trợ mở tài khoản chứng khoán tại CTCK VPS , CTCK DNSE hoặc CTCK KAFI

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Quốc Huy Pro

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
Chia sẻ