menu
Đã lỡ vàng - Đừng lỡ bạc
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đã lỡ vàng - Đừng lỡ bạc

Giá bạc đang ghi nhận đà tăng mạnh gần đây, khi được thúc đẩy bởi nhu cầu sử dụng trong công nghiệp sản xuất: năng lượng tái tạo, điện tử và thị trường xe điện đang mở rộng. Ngoài ra, triển vọng lãi suất thấp hơn và các diễn biến căng thẳng địa chính trị cũng đang thúc đẩy bạc trở thành khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn.

Đã lỡ vàng - Đừng lỡ bạc

1. NỚI LỎNG CHÍNH SÁCH TOÀN CẦU.

Cập nhật lãi suất ngân hàng Trung ương toàn cầu: Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp FOMC ngày 18 tháng 09. chúng ta tiếp tục chứng kiến các đợt cắt giảm lãi suất từ các ngân hàng hàng đầu trên thế giới, cụ thể:

- 17/10: ECB cắt giảm lãi suất lần thứ 3 trong năm nay, giảm 25 điểm cơ bản xuống còn 3,25%.

- 21/10: Trung Quốc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản xuống còn 3,10%, đây là lần cắt giảm lãi suất thứ 7 kể từ tháng 12 năm 2021.

- 23/10: Ngân hàng Canada đã cắt giảm lãi suất trong cuộc họp thứ 4 liên tiếp, giảm 50 điểm cơ bản xuống còn 3,75%....

Hiện nay, đã có hơn 71% ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã bước vào chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ. Đây là một điều chỉnh quan trọng trong chính sách tiền tệ thế giới, phản ánh nhu cầu kích thích kinh tế để ứng phó với các vấn đề khó khăn về tài chính chính và tiến trình tăng trưởng.

Lãi suất giảm, đồng đô la suy yếu và lợi suất trái phiếu giảm, tài sản được định giá bằng đô la, trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có khả năng làm tăng nhu cầu toàn cầu. Kim loại quý, vốn được coi là nơi lưu trữ giá trị trong thời kỳ bất ổn tài chính. Động thái này có khả năng thúc đẩy giá bạc hơn nữa, đặc biệt là nếu đồng đô la tiếp tục xu hướng giảm.

2. NHU CẦU BẠC TĂNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP.

Sự tăng vọt trong nhập khẩu bạc đang được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu ngày càng cao trong các ngành công nghiệp như điện tử, năng lượng mặt trời, và sản xuất công nghệ cao. Bạc là một thành phần thiết yếu trong các tấm pin mặt trời và các thiết bị điện tử tiên tiến, lĩnh vực mà Trung Quốc và Ấn Độ đang đầu tư mạnh mẽ để dẫn đầu trên thị trường toàn cầu.

Theo báo cáo từ Dự thảo Ngân sách Liên bang của Nga được công bố vào ngày 30 tháng 9, chính phủ Nga đang cân nhắc bổ sung kim loại quý vào dự trữ Ngoại hối của mình. Ngoài vàng – vốn đã là một tài sản dự trữ quan trọng, Nga đang xem xét mở rộng dự trữ thêm bạc và bạch kim nhằm tăng cường khả năng bảo vệ kinh tế của Nga. Cụ thể, Nga dự định chi 51 tỷ rúp (khoảng 535,5 triệu đô la) trong ba năm tới cho việc bổ sung dự trữ kim loại quý này.

Đây là một phần trong chiến lược lớn hơn của Nga và khối BRICS nhằm thúc đẩy phi đô la hóa và tìm kiếm những phương án thay thế cho đồng đô la trong giao dịch quốc tế.

3. CĂNG THẲNG ĐỊA CHÍNH TRỊ.

Tình hình địa chính toàn cầu đang trở nên phức tạp với những điểm nóng quân sự căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine kéo dài hơn hai năm mà không có dấu hiệu kết thúc, trong khi NATO tiếp tục tăng cường hiện diện tại đây. Ở Trung Đông, cuộc xung đột giữa Israel và các tổ chức tại dải Gaza đang leo thang nghiêm trọng trong những tháng gần đây. Những vụ trả đũa liên tục từ các bên tạo ra tình hình khu vực này trở nên cực kỳ căng thẳng.

Mới nhất, tại khu vực châu Á cũng chứng kiến ​​sự căng thẳng leo thang, với những động thái quân sự gia tăng trong những tuần gần đây

Bên cạnh đó, Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hiện đang dần trở nên căng thẳng hơn khi Mỹ chuẩn bị cho kỳ bầu cử tổng thống sắp tới. Nhiều dự đoán rằng Donald Trump có khả năng cao sẽ tái đắc cử, với hơn xác suất hơn 60% chiến thắng.

Những căng thẳng địa chính trị này, cùng với các yếu tố kinh tế và chính sách tiền tệ toàn cầu, thị trường tài chính đang trải qua nhiều biến động. Kim loại quý (Vàng – Bạc) rõ ràng vẫn sẽ là những lựa chọn trú ẩn hàng đầu.

4. DIỄN BIẾN GIÁ BẠC

Sau khi giảm mạnh vào năm 2008, giá bạc đã tăng từ năm 2008 đến năm 2011 đạt gần 50 đô la một ounce. Do lãi suất thấp và nới lỏng định lượng, làm suy yếu đồng đô la Mỹ và làm gia tăng lo ngại về lạm phát. Điều này thúc đẩy nhu cầu về bạc như một tài sản trú ẩn an toàn. Hơn nữa, nhu cầu công nghiệp về bạc trong điện tử và năng lượng mặt trời tiếp tục tăng trong giai đoạn này, tạo thêm áp lực cho nguồn cung vốn đã hạn chế.

Đã lỡ vàng - Đừng lỡ bạc

Đến năm 2011, Sự gia tăng này không được duy trì, vì thị trường cuối cùng đã ổn định và bong bóng đầu cơ xì hơi, dẫn đến sự điều chỉnh giá bạc sau năm 2011. Bạc đã trải qua một đợt điều chỉnh sâu từ năm 2011 đến năm 2020 và tiếp tục củng cố trong phạm vi rộng. Biểu đồ trên cho thấy các bóng sắc nét được đánh dấu là "Mức thấp" trong biểu đồ. Những mức thấp này đã xác nhận đáy dài hạn trên thị trường bạc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
29.48 -0.30 (-0.99%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả