24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hà Quỳnh Uyên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cứu cánh nào cho HPG trong cơn bĩ cực mang tên HRC?

Sau ghi nghi nhận các mức âm trong quý II/2023, chỉ số ROE (lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) và ROA (lợi nhuận/tổng tài sản) của "vua thép" đã tăng trưởng trở lại trong 4 quý gần nhất, hiện đạt lần lượt 9,3% và 4,8%. Tuy vậy, con số này hiện vẫn thấp hơn nhiều mức 32,5% và 14,7% hồi quý I/2022 khi Hòa Phát báo lãi sau thuế hơn 11.200 tỷ đồng. Thậm chí, mức tăng trưởng trên có thể bị chặn lại trong bối cảnh ngành thép nói chung và Hòa Phát nói riêng đang chịu nhiều áp lực lớn.

Đầu tiên, áp lực từ thép nhập ngoại giá rẻ Trung Quốc và một số nước vào Việt Nam khiến thị phần của các doanh nghiệp thép thu hẹp đáng kể. Áp lực giảm giá bán sẽ kéo theo việc thu hẹp biên lợi nhuận của doanh nghiệp nội địa.

Kế đó, hàng loạt thông tin bất lợi đối với Hòa Phát và ngành thép liên tiếp xuất hiện trong thời gian ngắn. Có thể kể đến:

Giá HRC tiếp tục giảm về vùng đáy 3 năm: Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) trong tháng 7 giảm 5,43% so với tháng trước và giảm 5,1% YoY. Giá HRC bình quân tháng 7 là 520 USD/tấn - giảm 9,5% so với năm 2023. Sản lượng bán hàng HRC giảm 9,3% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu giảm 42,1% so với tháng 6. Giá HRC Q235 3-12mm của Trung Quốc giảm xuống khoảng 460 USD/tấn và HRC Q195 (độ dày 3mm) còn 458 USD/tấn, giảm 40-45% so với thời điểm trước đó hơn 2 năm.

Cần nhấn mạnh, với Hòa Phát, HRC cùng với thép xây dựng là hai mặt hàng đóng góp doanh thu chủ lực cho tập đoàn.

Hàng loạt các động thái phòng vệ thương mại: Cách đây ít ngày, châu Âu đã thông báo điều tra áp thuế chống bán phá giá đối với thép cuộn từ Việt Nam. Sau động thái điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép từ Trung Quốc, Ấn Độ, mới nhất, phía Ấn Độ cũng đáp trả bằng việc mở cuộc điều tra chống bán phá giá thép HRC Việt Nam.

Dù không phải thị trường xuất khẩu thép chủ lực song số liệu từ VSA cho thấy thị phần xuất khẩu vào Ấn Độ của các doanh nghiệp thép tại Việt Nam cũng chiếm 2%.

Trong diễn biến liên quan, Bộ Công Thương vừa cảnh báo về nguy cơ mặt hàng thép hình cán nóng của Việt Nam có thể bị Úc điều tra phòng vệ thương mại do kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh.

Cứu cánh lớn nhất của Hòa Phát nói riêng và nhóm doanh nghiệp sản xuất HRC nội địa nói chung lúc này chính là việc chờ tin tích cực từ kết quả điều tra chống bán phá giá đối với thép Trung Quốc của Bộ Công Thương. Nếu được thông qua, Hòa Phát có thể nắm ưu thế lớn hơn trong việc nâng giá bán, tăng sản lượng và mở rộng thị phần HRC trong nước.

Tóm lại, ngành thép Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng có tiềm năng lớn nếu các doanh nghiệp và Chính phủ có các biện pháp hỗ trợ hợp lý để bảo vệ sản xuất trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
26.35 +0.05 (+0.19%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả