menu
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2009 và mối liên hệ giữa lãi suất và TTCK
copy link
Nguyễn Tiến Quân Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2009 và mối liên hệ giữa lãi suất và TTCK

1. Năm 2001 xuất hiện 2 sự kiện quan trọng là vỡ bong bóng dotcom và vụ khủng bố 11-9 làm kinh tế Hoa Kỳ bước vào giai đoạn suy thoái, buộc FED phải hạ lãi suất, khi chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 12 năm 2000 đến tháng 12 năm 2001, lãi suất liên ngân hàng giảm liên tục từ 6,5% xuống chỉ còn 1,75%.

Sau đó lãi suất tiếp tục giảm về dưới 1% và giữ ở mức này đến đến tận tháng 5/2004 lãi suất mới bắt đầu tăng trở lại. Tức là lãi suất liên ngân hàng tính từ lúc bắt đầu giảm và giữ ở mức rất thấp đến ba năm rưỡi (từ tháng 12/2000 đến tháng 5/2004). Từ chính sách nới lỏng tiền tệ đó đã hình thành nên bong bóng BDS do tín dụng dễ dãi, đến quý IV/2005 thì BDS bắt đầu giảm và người mua nhà đầu cơ bắt đầu mất dần khả năng thanh toán (khi BDS tăng giá, hạn mức và điều kiện cho vay dễ dàng thì chỉ cần 1 số tiền nhỏ và thêm 1 khoản nhỏ đủ để trả lãi vài tháng là mua được nhà, sau một thời gian ngắn thì bán BDS để thanh toán khoản vay dễ dàng. Sau khi BDS bắt đầu giảm giá, thanh khoản kém thì người mua nhà mất khả năng thanh toán). Đây là nguồn cơn dẫn đến nhiều công ty BDS lớn và ngân hàng bị phá sản năm 2007-2008, đặc biệt là ngân hàng rất lớn Lehman Brothers. Từ đó tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ trong 2 năm 2007-2009.

Tóm lại: Bơm tiền và hạ lãi suất từ năm 2001 làm thị trường bất động sản tăng giá đến tận 2005 thì giá nhà bắt đầu giảm = Người mua nhà mất khả năng thanh toán = Năm 2007-2008 nhiều công ty BDS và ngân hàng phá sản = Khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ năm 2007 – 2009.

2. Mối liên hệ giữa lãi suất và thị trường chứng khoán Mỹ giai đoạn 2001 đến 2009:

Xem “Bức Tranh TTCK Mỹ” như hình minh hoạ dưới chúng ta sẽ thấy những điểm đảo chiều quan trọng của thị trường chứng khoán và lãi suất (chứng khoản tạo đáy và đỉnh, lãi suất tạo đáy và đỉnh).

Tháng 12/2000 đến tháng 12/2001 lãi suất ở Mỹ bắt đầu đảo chiều giảm từ 6.5% về 2%, sau đó giảm từ 2% về còn 1.25% vào tháng 11/2002. Đúng thời điểm này, tháng 10/2002 thì TTCK Mỹ mới tạo đáy đi lên. Từ đó chúng ta có thể thấy so với điểm đảo chiều lãi suất bắt đầu giảm (12/2000) thì điểm đảo chiều TTCK tạo đáy đi lên trễ hơn gần 2 năm và nếu so với mức lãi suất thấp dưới 2% (12/2001) thì trễ hơn 10 tháng, và so với thời điểm mức lãi suất thấp nhất giai đoạn này là 1% thì coi như trùng với thời điểm TTCK tạo đáy.

= TTCK Mỹ tạo đáy cùng lúc với thời điểm lãi suất tạo đáy (LS 1%) và trễ hơn điểm đảo chiều lãi suất 2 năm.

Từ tháng 05/2004 lãi suất bắt đầu đảo chiều tăng từ 1% lên 5.25% vào tháng 6/2006, và giữ ở mức 5.25% tới tận tháng 10/2007. TTCK sau khi tạo đáy từ tháng 10/2002 thì tiếp tục đi lên và chỉ tạo đỉnh vào tháng 10/2007. Điều đó có nghĩa là khi lãi suất đảo chiều đi lên từ 1% lên 5.25% trong 2 năm và giữ ở mức này trong gần 1.5 năm thì TTCK vẫn tiếp tục đi lên.

= TTCK tạo đỉnh đi xuống trễ hơn thời điểm lãi suất đảo chiều từ đáy đi lên 3.5 năm và trễ hơn thời điểm lãi suất tạo đỉnh 1.5 năm.

= Sau khi lãi suất tăng từ tháng 05/2004 thì đến năm 2005 giá BDS ở Hoa Kỳ bắt đầu giảm giá và là nguyên nhân tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ giai đoạn 2005 – 2007.

= TTCK tạo đỉnh vào tháng 10/2007, gần như cùng lúc với thời điểm bắt đầu khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ bước vào cuộc khủng hoảng tài chính vào tháng 8/2007 khi công ty BDS New Century Financial Corporation phá sản, lan sang nhiều công ty BDS và nhiều ngân hàng ở Mỹ, Anh chao đảo, nhiều người dân xếp hàng rút tiền. Tháng 03/2008, ngân hàng đầu tư Bear Sterns bị JP Morgans mua lại với giá 2 USD / 1 cổ phiếu (giá thị trường là 130 đô / 1 cổ phiếu). Tháng 08/2008 thì ngân hàng Lehman Brothers bị phá sản. Tháng 09/2008 chính phủ Mỹ duyệt chi 700 tỷ USD để bộ tài chính mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là chứng khoán đảm bảo bằng BDS.

Tháng 10/2007 TTCK Mỹ sụp đổ, gần như cùng lúc với thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Ngay thời điểm đó, tháng 10/2007 FED đã bắt đầu hạ lãi suất, đến tháng 11/2008 thì lãi suất về 0% (lãi suất 0% được giữ đến cuối năm 2015).

= TTCK tạo đỉnh đi xuống vào tháng 10/2007 gần như cùng lúc với cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoà Kỳ. Khi FED đảo chiều lãi suất thì TTCK vẫn tiếp tục đi xuống, đến tháng 11/2008 thì lãi suất về 0%, và 3 tháng sau đó vào tháng 03/2009 thì TTCK Mỹ mới chính thức tạo đáy đi lên.

= TTCK Mỹ tạo đáy đi lên trễ hơn 1 năm 4 tháng so với thời điểm đảo chiều giảm lãi suất, và trễ hơn đáy lãi suất 3 tháng.

3. So sánh thời điểm này và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2009:

- Giống nhau: FED đảo chiều tăng lãi suất lên hơn 5%. Điều này làm cho chi phí vốn của doanh nghiệp tăng cao, các lớp tài sản giảm giá. Làm cho hệ thống ngân hàng đầu tư của Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề.

- Khác nhau: Nguyên nhân chính làm cho ngân hàng đầu tư Lehman Brothers phá sản là do cho vay mua nhà dưới chuẩn, khi FED tăng LS thì người mua nhà mất khả năng chi trả. Giai đoạn 2020 SVB phá sản lại xuất phát từ các công ty công nghệ ở Mỹ, khi lãi vay tăng cao các công ty này không kêu gọi vốn được, nguồn thu cũng giảm sút do sức mua yếu = Các công ty này rút 1 lượng tiền lớn buộc SVB phải bán trái phiếu Hoa Kỳ trước hạn lỗ = Mất thanh khoản. Tại thời điểm này chưa thể khẳng định hệ thống ngân hàng ở Mỹ và Châu ÂU có tiếp tục gặp sự cố dẫn đến sụp đổ giống như giai đoạn 2007 – 2009 hay không, chúng ta cần quan sát thêm.

4. Nếu nhìn vào “ Bức Tranh TTCK Mỹ” thì khi FED tăng lãi suất vào tháng 05/2004 từ 1% lên hơn 5% và giữ ở mức này vài năm thì TTCK Mỹ vẫn đi lên. Khi Mỹ bắt đầu khủng hoảng kinh tế vào tháng 08/2007 thì TTCK Mỹ đang ở đỉnh và chính thức rơi vào tháng 10/2007. Giai đoạn này, TTCK Mỹ tạo đỉnh và rơi vào tháng 01/2022, gần như cùng lúc với quyết định tăng lãi suất của FED. Cuộc khủng hoảng tiềm năng hệ thống ngân hàng Mỹ (nếu có) lần này lại xảy ra khi TTCK Mỹ đã rơi 27% thì giả sử xảy ra TTCK Mỹ có thể cũng chỉ rơi 1 đoạn nhẹ hơn nhiều so với mức rơi 57% vào năm 2007.

Về mặt thời gian thì khi FED tăng lãi suất thì TTCK Mỹ vẫn đi lên thì khi hạ lãi suất TTCK Mỹ vẫn tiếp tục đi xuống và chỉ tạo đáy 3 tháng sau khi lãi suất về 0% cũng khá hợp lý. Năm 2022 thì TTCK Mỹ đi xuống ngay khi lãi suất đi lên thì giả sử khi lãi xuất ở Mỹ đảo chiều đi xuống thì TTCK Mỹ sẽ tạo đáy đi lên hay chỉ tạo đáy nhiều tháng sau đó lãi suất đã ở mức thấp? Điều này chúng ta chưa thể khẳng định được mà phải quan sát thêm vì biến số "rủi ro tảng băng chìm của hệ thống ngân hàng".

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2009 và mối liên hệ giữa lãi suất và TTCK
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Nguyễn Tiến Quân Pro

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
1 Yêu thích
1 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
1
Chia sẻ 2