Cuộc đua mở rộng sân bay của Việt Nam, Thái Lan và các nước Đông Nam Á
Các quốc gia Đông Nam Á đang chạy đua mở rộng các sân bay chủ chốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài và khách du lịch.
Nikkei Asia đã nghiên cứu về kế hoạch mở rộng sân bay của 7 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Thailand, Việt Nam, the Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore và Campuchia. Theo đó, tổng công suất hành khách hàng năm sẽ đạt ít nhất 653 triệu người vào năm 2030, gần gấp đôi so với mức 336 triệu khách tại tháng 1/2023.
Việt Nam sẽ đầu tư gần 100,000 tỷ đồng (4 tỷ USD) để mở rộng công suất ở sân bay Nội Bài lên 60 triệu hành khách vào năm 2030, gấp 2.5 lần công suất hiện tại.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành, với tổng mức đầu tư khái toán hơn 330,000 tỷ đồng (tương đương khoảng 16 tỷ USD) và chia làm 3 giai đoạn. Tổng công suất thiết kế khi hoàn chỉnh là 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm. Theo dự kiến, sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2026.
Ở Thái Lan, họ đã mở thêm một nhà ga ở sân bay Suvarnabhumi tọa lạc gần thủ đô Bangkok trong tháng 9/2023. Tại lễ khai trương, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin chia sẻ nhà ga mới ra đời “ngay thời điểm tuyệt vời nhất để vực dậy nền kinh tế nội địa. Ông bày tỏ hy vọng việc mở rộng sân bay sẽ đóng góp vào đà hồi phục của ngành du lịch Thái Lan – vốn chịu nhiều tổn thương từ đại dịch COVID-19.
Nhà ga mới có thể chứa 28 chiếc máy bay và đón 15 triệu hành khách mỗi năm. Một khi hoạt động 100%, tổng công suất của sân bay Suvarnabhumi sẽ tăng thêm 30% lên 60 triệu hành khách mỗi năm, từ đó giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn.
Sân bay này cũng sắp hoàn thành đường băng thứ 3 vào năm 2024. Ngoài ra, Thái Lan còn dự tính xây thêm nhà ga thứ hai và thêm 1 đường băng vào năm 2023, đồng thời tăng công suất hành khách lên 150 triệu người mỗi năm.
Chính phủ Thái Lan cũng lên kế hoạch mở rộng 2 sân bay khác là sân bay quốc tế Don Mueang và sân bay U-Tapao. Tổng công suất của 3 sân bay này sẽ tăng lên 200 triệu hành khách vào năm 2030.
Tiếp thêm “nhiên liệu” cho cuộc đua mở rộng sân bay tại Đông Nam Á là đà tăng mạnh của nhu cầu nội địa khi tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Nhu cầu di chuyển bằng máy bay ở khu vực này được dự báo cao gần gấp 3 lần trong 2 thập kỷ tới (tính từ năm 2019), theo Tập đoàn Phát triển Máy bay Nhật Bản (JADC). Mức tăng trưởng trung bình hàng năm của Đông Nam Á ở mức 4.6%, cao hơn mức 3.4% của toàn cầu.
Ở một diễn biến khác, Campuchia cũng đang xây dựng sân bay quốc tế mới gần Phnom Penh với tổng vốn đầu tư 1.5 tỷ USD. Theo kế hoạch sân bay này sẽ đi vào hoạt động từ năm 2025 và dự kiến tăng công suất hành khách lên 30 triệu người vào năm 2030.
Malaysia cũng lên kế hoạch mở rộng công suất của các sân bay lên 150 triệu hành khách mỗi năm, gấp đôi công suất hiện tại. Singapore nhắm tới con số 140 triệu hành khách, tăng 75% so với công suất hiện nay. Hiện cả hai dự án này vẫn chưa có thời gian hoàn thành dự kiến.
Với quy mô lớn hơn, các sân bay có thể giúp hành khách dễ dàng tiếp cận với phần còn lại của thế giới. Ngoài ra, khoản đầu tư lớn vào các dự án mở rộng này cũng sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận